Cá La Hán là loài cá mang nhiều ý nghĩa về phong thủy và được nhiều người ưa chuộng bởi vẻ bề ngoài sinh đẹp nhưng cũng rất mạnh mẽ.
Cá La Hán được nhiều người nuôi và săn tìm mua làm cảnh nhưng rất ít người biết được nét độc đáo của loài cá này.
1. Nguồn gốc của cá La Hán
Cá La Hán thuộc bộ cá Vược và họ cá Rô phi. Cá La Hán có được hình dáng như ngày nay là kết quả nhiều năm lai tạo từ cá Hồng Két và cá Rô Phi.
Chúng được gọi là cá La Hán là bởi vì chúng có màu sắc sặc sỡ ở hai bên hông và đặc biệt là có cái đầu gù to trông giống đầu của các vị La Hán . Đầu gù càng to, màu sắc đẹp càng thể hiện được giá trị của cá La Hán.
Cá La Hán được lai tạo ra khoảng hơn 60 loài khách nhau. Nhưng được nuôi nhiều và săn tìm nhiều nhất là giống Kim Cương, giống King Kamfa và giống King lai.
Cá La Hán rất dễ nuôi. Chúng có khả năng thích nghi với môi trường rất cao và chịu đựng rất tốt trong môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất cho cá là vào khoảng 26 đến 30 độ.
Cá La Hán có khả năng sinh sản nhiều nhưng số cá trưởng thành có được màu sắc đẹp và đầu gù to như cá bố mẹ thì lại rất ít. Tỷ lệ cá con khi trưởng thành có màu sắc đẹp và đầu gù to như cá bố mẹ chỉ chiếm khoảng dưới 5%.
2. Cách nuôi là nhân giống cá La Hán lên màu sắc sặc sỡ
Cá La Hán lúc còn nhỏ dưới hai tháng tuổi thì các tế bào sắc tố còn chưa phát triển nên con nào cũng giống con nào. Từ hai tháng tuổi về sau thì tế bào sắc tố mới bắt đầu phát triển. Ở tuổi này thì thân hình con cá đã có chiều dài hơn 100mm, nếu mua về nuôi thì tỷ lệ hao bớt cũng không nhiều. Nhưng khi cá đã lên màu thì giá của chúng không còn rẻ nữa.
Để cho cá La Hán lên màu tươi tắn và có những màu sắc độc và lạ thì cần phải:
+ Lựa chọn những con cá giống bố và mẹ phải có màu sặc sỡ và càng lạ mắt càng tốt. Màu sắc cá bố mẹ phải đều đặn không có khuyết điểm.
+ Cho cá con La Hán ăn đầy đủ chất dinh dưỡng từ sớm: thức ăn của chúng là những con artemia mới nở từ trứng ra. Bạn hoàn toàn có thể ấp trứng artemia- một loài tôm biển một cách dễ dàng. Khi cá con càng lớn thì bạn phải cung cấp thêm những thức ăn bổ dưỡng khác như trùn huyết đông lạnh, thức ăn tươi sống…
+ Thi thoảng cho cá La Hán trống mái cùng độ tuổi kè nhau thì màu sắc của chúng cũng tươi tắn hẳn lên nhất là các con trống (thông thường thì từ 5 đến 7 ngày thì ta cho chúng ở chung với nhau 1 vài giờ).
+ Bạn cũng có thể lên màu cho cá La Hán bằng thuốc kích thích mua ở các cửa hàng. Nhưng đây là màu nhân tạo và không bền lâu gây ảnh hưởng đến cá.
3. Cách làm cho cá La Hán có đầu gù to.
Phần gù trên đầu cá La Hán chủ yếu là nước và mỡ. Nên nếu cá La Hán thường xuyên được cho ăn dồi dào chất dinh dưỡng (chất béo và protein) thì cũng tạo điều kiện cho phần gù phát triển to.
Sau đây là một số cách để phần gù trên đầu cá La Hán phát triển to và mau hơn:
+ Phải tuyển chọn cá bố mẹ thật kỹ, có đầu gù đạt chuẩn thì mới hi vọng là bầy cá con sẽ được thừa hưởng gen này của bố mẹ.
+ Nên cho cá La Hán ăn đều đặn và đầy đủ dinh dưỡng- nhất là thức ăn tươi từ khi còn là cá bột.
+ Nên cho cá mái và cá trống kè nhau theo định kỳ hàng tuần để kích thích hormone giúp cá phát triển từ màu sắc đến phần gù.