Ai đã chơi bể thủy sinh là phải biết xử lý lũa ra màu. Việc kết hợp bể thủy sinh với gỗ lũa ngày càng một phổ biến để tạo ra những bức tranh thiên nhiên sống động theo trí tưởng phong phú vùa mỗi người.
Tuy nhiên biết được cách chọn và xử lý gỗ lũa cho bể thủy sinh thì không hẳn ai đã biết.
1.Cách xử lý gỗ lũa cho hồ thủy sinh
Gỗ lũa trong tự nhiên có thể tìm thấy ở bất cứ đâu. Nó là phần lõi còn lại của cây chết, trải qua thời gian dài bị mục, bị bào mòn bởi nước, cát hoặc mối xông mà phần lõi này không bị phân hủy bỏi nước hay do tác động khác.
+ Để gỗ lũa không bị ra màu thì ta có thể ngâm nó với nước ô xy già và phơi năng trong vòng 1 tuần hoặc ta có thể luộc nó vài lần trong nước muối hoặc ngâm nó dưới nước một thời gian dài là nó sẽ hết màu.
+ Gỗ lũa mới cho vào bể thủy sinh thì thời gian đầu hay bị rêu mốc trắng bám vào. Ta có thể lấy bàn chải đánh hết mốc và thay nước hoặc thả vài con cá nô lệ vào là nó sẽ ăn hết mốc.
+ Ta cũng có thể nướng gỗ lũa với nhiệt độ không quá 120 độ C vừa làm cho gỗ không bị mốc hại bám vừa có thể tạo ra những vân đẹp cho gỗ.
2.Cách chọn gỗ lũa cho hồ thủy sinh
+ Chọn gỗ lũa phải chọn loại có ít mùn, thịt gỗ nhiều (chất lũa nhiều càng tốt), màu của gỗ ngâm trong nước không bị phai.
+ Chọn những miếng, cành gỗ lũa có hình dáng đẹp, phù hợp với ý tưởng ban đầu mình muốn tạo dáng, không nhất thiết phải là hoàn hảo.
+ Nên chọn gỗ lũa tự nhiên đã trải qua môi trường khắc nghiệt của thiên nhiên như lũ lụt … và bị bào mòn trong môi trường nước và đất ngập nước.
3.Cho gỗ lũa vào bể thủy sinh
Việc cho gỗ lũa vào bể thủy sinh thì mọi người hay gặp vấn đề gỗ không chìm là phổ biến. Kể cả khi gỗ lũa đã qua quá trình xử lý thứ nhất nhưng gỗ vẫn không thể chìm thì các bạn có thể làm theo các cách sau:
+ Bạn có thể khoét, đục phần dưới của cảnh gỗ lũa rồi cho những vật có tỷ trọng lớn hơn so với nước vào trong thân gỗ sau đó dùng keo để bịt lại.
+ Bạn cũng có thể gắn các vật nặng vào gỗ lũa bằng vít sau đó dùng các loại cây thủy sinh như rêu thủy sinh, dương xỉ, cây ráy để che đi.
+ Các bạn có thể dán gỗ lũa vào đáy bể, cạnh bể bằng các loại mút kính sau đó dùng dây buộc để cố định gỗ lũa.
+ Bạn có thể sử dụng những tảng đá nhỏ vừa để trang trí vừa để buộc hoặc chèn vào phần dưới của gỗ lũa để không cho gỗ nổi lên.
Trên đây là những kinh nghiệm xử lý gỗ lũa cho bể thủy sinh mà mình đã sưu tầm được qua nhiều năm chơi. Chúc các bạn có được phong cảnh trong bể thủy sinh với những gốc, cành gỗ lũa như ý.
Các bài viết về bể cá cảnh