Trong các cây phong thủy thì có lẽ nguyệt quế là cây được ưa chuộng hơn cả. Nguyệt quế đại diện cho tài lộc, chiến thắng và vinh quang. Cây có mùi hương thực sự rất dễ chịu, hơn nữa cây còn mang vẻ đẹp nhẹ nhàng và giản dị
1. Cây nguyệt quế
1.1. Nguồn gốc của cây
Cây nguyệt quế còn có tên gọi khác là cây nguyệt quới hay cây nguyệt quí
Ten khoa học: Murraya paniculata
Là loại thực vật thuộc họ cam
Đây là cây thuộc giống bon sai, có vẻ đẹp giản dị nhưng mang mùi thơm vô cùng quyến rũ. Thử thách, rất nhiều gia đình đã săn lùng nó để đặt làm vật trang trí trong ngôi nhà của mình. Loài cây này có nguồn gốc từ các nước châu Á, mcj tập trung chủ yêu sở ven sông, suối
Nguyệt quế có hoa thơm giống như mộc hương
1.2. Đặc điểm của cây
Một loại cây thuộc họ thân gỗ. Nguyệt quế được trồng tự nhiên cây có chiêu fcao từ 2-8m. Khi trồng làm cảnh thì cây bị hạn chế rất nhiều về chiều cao, thậm chí có cây chỉ cao có 50cm
Thân nguyệt quế khi còn non sẽ có màu xanh, vỏ nhẵn bóng. Cây già vỏ sẽ chuyển sang màu nâu hoặc xám nên rất nhiều người nhầm lẫn với thân cây bười.
Lá nguyệt quế dài, nhọn, bóng, hình bầu dục. Lá cây nguyệt quế mọc xen kẽ nhau theo thân và được mang trên cuống lá. Những cụm lá dài chừng 12cm và là tập hợp của 2 daỹ đối xứng nhau bao gồm 3-9 chiếc lá
Hoa nguyệt quế rất thơm, mùi thơm rất dẽ chịu giống hoa mộc hương. Mỗi hoa gòm có 5 đài màu xanh và 5 cánh hoa màu trắng, đường kính hoa khoảng 12 – 18mm uốn cong về phía sau. Hoa có 10 nhị và bầu nhụy ở trên đỉnh . Đầu nhụy có dạng hình cầu, hoa nguyệt quế có đặc điểm tương đối giống hoa bưởi, cam, quyết bởi cây thuộc họ cam. Hoa của cây không nở thường xuyên trong năm mà xuất hiện sau những trận mưa lớn, thời điểm nở rộ và nhiều nhất là vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân
Quả nguyệt quế có hình quả trứng và hình bầu dục, khi non có màu xanh và chuyển dần sang màu cam hoặc đỏ tươi khi chín. Mỗi quả chỉ có từ 1 – 2 hạt giống hình giọt nước đục màu vàng hoặc hơi xanh. Thịt quả nạc và mọng nước
Cây nguyệt quế có tốc độ sinh trưởng trung bình, cây thích hợp với điều kiện đầy nắng và đất thoát nước tốt. Cây cần cung cấp nhiều nước, sống và ơhast triển tốt ở nhiệt độ 13 – 19 độ C.
2. Ý nghĩa của cây nguyệt quế
2.1. Ý nghĩa của cây
Nguyệt quế tạo cảm giác an thần, giảm stress
hiệu quả nên ý nghĩa hoa nguyệt quế cũng được tin tưởng rất nhiều. Người ta cho rằng có cây hoa nguyệt quế trong nhà giúp mang lại sự may mắn và thành công. Tuy kém cây phú quý nhưng cây nguyệt quế cũng có tác dụng thu hút tài lộc nhất định
Trức kia, vòng nguyệt quế là biểu tượng vinh quang cao nhất được trao những người chiến thắng trong các cuộc thi Olympic tại Hy Lạp cổ đại. Bởi vậy, cây mang ý nghĩa của sự thành công và dễ dàng chiến thắng những chướng ngại vật khó khăn trong cuộc sống
2.2. Nguyệt quế trong phong thủy
Không những vậy, cây còn có ý nghĩa tâm linh như trừ tà, xua đuổi ma quỷ và những xui xẻo trong cuộc sống, tránh những điềm xấu đến cho gia đình
Với mùi hương rất đặc trưng, cây giúp cho tin thần gia chủ thoải mái, vui tươi và tỉnh táo để giải quyết mọi việc. tuy nhiên, mùi thơm của cây hơi gắt nên nếu ngửi gần và lâu có thể sẽ hơi nhức đầu
3. Tác dụng của cây nguyệt quế
3.1. Cây có tác dụng
Y học cổ truyền chỉ ra rằng nguyệt quế vừa cay vừa đắng và có tính nóng. Chính vì thế mà nó có khả năng gây tê, điều trị các bệnh về xương khớp, tiêu hóa tốt. Đồng thời cũng làm giảm các vết thương hay viên do côn trùng đốt
Nguyệt quế trong đông y được sử dụng như 1 loại thuốc tốt chữa bệnh hiệu quả
– Giúp tiêu hóa khỏe
Nhờ vào tính nóng ẩm là người ta hay dùng lá nguyệt quế để nấu ăn. hoặc xoa trực tiêp tinh dầu ngyệt quế lên bụng để tăng dịch tiết trong cơ thể và cải thiện tiêu hóa
– Hệ ho hấp khỏe mạnh hơn
Bạn có thể dùng lá nguyệt quế tươi hay khô thậm chí cả tinh dầu cũng được. Nấu nước để làm nước xông hiw hay làm chất nhầy ở phổi bị đẩy ra. Đường hô hấp được lưu thông
Người nào bị hen suyễn hay dị ứng càng nên sử dụng
– Bảo vệ tim mạch
Trong lá nguyệt quế có 1 chất được gọi là Axit cafeic, chất này được đánh giá là làm giảm sự gia tăng cholesterol xấu trong cơ thể. từ đó mà giúp bảo vệ tim mạch tốt hơn
– Tốt cho người đái tháo đường
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng chỉ cần 3g lá nguyệt quế mỗi ngày sẽ giảm lượng gluco trong cơ thể đi nhiều. Hơn nữa trong lá nguyệt quế còn có các hoạt chất giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường, nhất là những người ở giai đoạn 2
– Thư giãn thần kinh
Mùi thơm từ tinh dầu lá nguyệt quế hoặc khói đốt từ lá nguyệt quế là cách giúp bạn thư giãn hiệu quả. bạn sẽ loại bỏ được sự căng hẳng, thay vào đó là sự thoải mái, tỉnh táo
– Điều trị đường tiết niệu bị nhiễm trùng
Để ngăn chặn và điều trị các bệnh về đường tiết niệu thì bạn chỉ cần lấy 1 cốc sữa pha với bột nguyệt quế để uống là được
– Kháng viêm
Bạn xoa trực tiếp tinh dầu nguyệt quế lên chỗ bị sưng đau. Đồng thời kết hợp các món ăn từ lá nguyệt quế để tăng hiệu quả
– Đánh bay gàu
Một vài giọt tinh dầu nguyệt quế khi gội đầu chính là cách giúp da đầu bạn sạch sẽ, đủ ẩm và ngăn chặn gàu tốt nhất
– Giúp tóc mọc nhanh
Bạn có thể dùng tinh dầu nguyệt quế với dầu jojoba hoặc tinh dầu vỏ bưởi để dầu ủ tóc. Cách này sẽ giúp tóc bạn nhanh mọc hơn. khi làm chỉ cần ủ 15- 2o phút rồi gội sạch là được
– Điều trị chứng khó tiêu
Dùng lá nguyệt quế uống mỗi ngày
– Dùng cho người bị tiểu đường
Bạn có thể lấy bột nguyệt quế để nấu ăn. Hoặc có thể lấy 1 thìa cà phê nhỏ hòa với nước để uống
– Dị ứng
Đem lá nguyệt quế và quả nguyệt quế nghiền bột mịn rồi trộn cùng với chút vaseline, sau đó bôi lên chỗ da cần điều trị
– Chống nhiễm trùng
Đem lá nguyệt quế giã nát hoặc nghiền bột rồi đắp vào chỗ bị thương. Đây là cách cầm máu nhanh mà còn ngăn nhiễm trùng tốt nữa
– Ngừa rối loạn kinh nguyệt, huyết hư
Cho quả nguyệt quế vào nồi nước đun lấy nước uống là được
– Giảm căng thẳng
Bạn có thể dùng tinh dầu nguyệt quế làm tinh dầu thư giãn khi tắm. Chỉ cần vài giọt thả vào bồn tắm và ngâm mình trong đó chừng 15 phút là có thể xua tam mệt mỏi. Đồng thời đây cũng là cách chống cảm lạnh tốt
– Trị ho cảm
Bạn lấy dầu nền ví dụ như dầu jojoba hay dầu dừa hòa cùng vài giọt tinh dầu nguyệt quế. Đem hỗn hợp xoa lên gan bàn chân hoặc ngực để giảm ho
Hoặc có thể cho vài giọt tinh dầu nguyệt quế vào bát nước sôi. Nhúng 1 miếng vải sạch vào bát nước rồi đặt lên ngực là được
– Cải thiện giấc ngủ
Bạn có thể nhỏ trực tiếp vài giọt tinh dầu lên gối hoặc cho vào 1 chiếc khăn rồi lót dưới gối trước khi ngủ là được. Có điều kiện thì bạn dùng máy khuyếch tán tinh dầu trước khi đi ngủ khoảng nửa tiếng là được
3.2. Tác dụng phụ của cây nguyệt quế
Nguyệt quế có 1 số tác dụng phụ như:
– Làm thủng đường tiêu hóa, gấy xuất huyết đường tiêu hóa khi dùng cả lá cây
– Viêm da tiếp xúc
– Hen suyễn, khó thở
Không phải ai cũng có biểu hiện những tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ hãy tham khảo ngay ý kiến bác sỹ của bạn
4. Phân loại cây nguyệt quế
4.1 . Cây nguyệt quế lá lớn
Tên của nó như nào thì lá của nó như thế ấy, lá của cây này khá giống với lá cây thưa, nên người ta hay dùng để làm cây cảnh loại lớn. Cây này thích hợp với đất phù sa. Khả năng chịu nóng tốt nhưng lại không chịu được ngập úng, ngâm nước quá lâu cây có thể bị thối rễ và chết
Khi lựa chọn cây trồng nguyệt quế trong chậu cần chọn những chậu đục lỗ để tránh rễ cây bị ngập và thối
4.2. Cây nguyệt quế lá nhỏ
Cây nguyệt quế này không chỉ lá nhỏ hơn mà kích thước cây cũng nhỏ hơn loại bên trên. Hiện nay giống cây này đang rất được ưa thích vì không chiếm quá nhiều diện tích. Hơn nữa nguyệt quế lá nhỏ cũng cho nhiều hoa hơn. Nên mang lại hương thơm nhiều hơn
Cây nguyệt quế này được đánh giá là cây có giá trị nhất trên thị trường hiện nay
4.3. Cây nguyệt quế lá nhỏ và thân xoăn
Cây này có chiều cao chỉ đạt tầm 40cm, gọi nó với cái tên như vậy là bởi vì lá của nó nhỏ, còn thân của cây thì xoăn như 1 sợi dây. Nhìn chung là rất lạ mắt, hơn hẳn những cây khác
Nó không chỉ độc đáo về thân mà đến cả bộ rễ của nó cũng đặc biệt hơn hẳn hai loại trên, cây có gia strij cao và được săn đón hàng đầu trong những loài cây bon sai
5. Những câu hỏi thường gặp về cây nguyệt quế
5.1. Nơi trồng cây nguyệt quế nhiều nhất
Cây nguyệt quế là giống cây mọc hoang ở những rừng thưa. nhìn chung là các khu vườn ở miền bắc đến trung bộ đều có loại cây này. nó thường mọc trong các thung lũng, dọc theo những con suối, con kênh, khu vực đồi núi, hoặc cũng có thể trong các rừng nhiệt đới
Nhưng đến hiện tại thì nó được trồng nhiều làm cây cảnh rồi, có thể ở công viên, vườn nhà hay lối đi…
5.2. Cây nguyệt quế có phải là cây nguyệt quới hay không?
Thật ra bạn nghe thấy cái tên nguyệt quế mà người Việt hay gọi, thực chất tên của nó là nguyệt quới. cây này còn được biết đến với cái tên khác là nguyệt quất hay cửu lý hương
Sự nhầm lẫn này này bắt nguồn từ việc nhâm flaan xcaay nguyệt quới Murraya pa niculata với cây nguyệt quế Hy Lạp của một số sách báo
do đó mà hiện nay khi nói tới cây nguyệt quế phần lớn là mọi người nghĩ ngay tới cây nguyệt quới làm cảnh mà thôi
5.3. Cây nguyệt quế hợp với tuổi nào
Theo nhận đinh của các chuyên gia phong thủy thì cây nguyệt quế hợp với những gia chủ tuổi thân, maanhj hỏa. Những người tuổi thân, mệnh hỏa khi trồng cây nguyệt quế trước nhà sẽ có thêm sức mạnh, vươn đến đỉnh cao để thành công tron g cuộc sống.
5.4. Có nên trồng nguyệt quế trước nhà không?
Từ những tác dụng và ý nghĩa của cây nguyệt quế như phân tích ở trên, việc trả lời cho câu hỏi có trồng được cây nguyệt quế trước nhà không là rất dễ dàng phải không nào? Cây nguyệt quế hoàn toàn có thể sử dụng được để trồng trước nhà. Nhưng khi trồng bạn cũng nên chú ý tới vị trí cũng như tuổi của gia chủ để có hiệu quả tốt nhất
Những lưu ý khi trồng nguyệt quế trước nhà
Mặc dù bạn có thể trồng cây nguyệt quế trước nhà nhưng tránh trồng cây ở ngay lối đi lại, không gần tường nhà hay các công trình thiết bị xung quanh. Nếu khong phải là cây nguyệt quế bonsai thì khi trồng cây nguyệt quế trưởng thành, phải thường xuyên cắt tỉa cành lá đảm bảo sự thông thoáng cho khu tiền sảnh
5.5. Điều cẩn trọng khi dùng nguyệt quế
*) Trước khi dùng nguyệt quế bạn nên biết những điều già?
– Bạn nên cẩn trọng khi dùng nguyệt quế và theo dõi các triệu chứng tăng hay giảm huyết áp
– Bạn không nên dùng nguyệt quế chung với những loại thốc trị tiểu đường
*) Múc độ an toàn của nguyệt quế như thế nào
Hiện nay vẫn chưa đủ nghiên cứu về sự an toàn của nguyệt quế đối trẻ em và phụ nữ đang mang thai hoặc cho cn bú. Vì vậy, tốt nhất bạn không nên dùng nguyệt quế cho những đối tượng này
Không nên dùng nguyệt quế cho những người bị dị ứng hoặc mẫn cảm
6. Cây nguyệt quế đẹp được ưa chuộng nhất
6.1. Cây nguyệt quế Hy lạp
Cây nguyệt quế Hy lạp mọc thành từng bụi lớn, chiều cao của nó thường từ 10 đến 18m và cũng có thể lớn hơn
Cây nguyệt quế này cho hoa màu vàng nhạt hoặc ánh xanh, các hoa đơn. Nghĩa là hoa đực và hoa cái sẽ mọc ở những cây khác nhua thay vì mọc trê cùng 1 cây
Cây nguyệt quế này cho quả màu đen, mỗi quả có 1 hạt
Cây nguyệt quế này được dùng làm gia vị trong món ăn.
6.2. Cây nguyệt quế thái
Cây nguyệt quế Thái cho lá cây dạng kép lông chim. một lá trung bình khoảng 5 – 7 lá chét nhỏ, mỗi lá chét có hình giáo mác, bầu dục hoặc hình trứng, đường kính lá khoảng 2 – 3cm
Hoa nguyệt quế thái dạng hoa loa kèn, nở thành chùm ở đầu cành, hoa có hương thơm vừa phải
Cây trồng chậu cao khoảng 30 – 40cm, chịu được ánh sáng một phần hoặc toàn phần
Cây nguyệt quế thái thích hợp để trồng chậu
6.3. Cây nguyệt quế leo
Cây nguyệt quế leo là dạng cây thân bụi, không phải cây thân leo.
Những bông hoa nhỏ trắng tinh khôi, tỏa hương thơm ngát khiến tinh thần được giảm bớt căng thẳng
Cây ra hoa quanh năm, là loại cây ưa sáng, nhiệt độ phát triển tốt nhất từ 18 – 30 độ C
7. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nguyệt quế
7.1. Nhân giống
Để trồng và nhân giống cây nguyệt quế có bốn phương pháp chủ yếu đó là:
– Gieo hạt
– Giâm cành
– Chiết cành
– Ghép mắt
7.2. Đất trồng
Đầu tiên bạn cần chọn loại đất trồng phù hợp với cây, đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới sự sinh trưởng, phát triển củ cây.
Đất nên chọn loại đất thịt pha, thoát nước tốt, màu mỡ
Công thức đất trộn để trồng cây nguyệt quế: Đất phù sa + sơ dừa + mùn trấu + phân chuồng theo tỷ lệ 2:1:1:1
7.3. Nước, nhiệt độ và ánh sáng cung cấp cho cây
– Nước: Cây nguyệt quế cần tưới nhiều nước và thích hợp với độ ẩm cao
– Nhiệt độ: Nhiệt độ thịch hợp để cho cây sống và phát triển tốt nhất là từ 13 – 39 độ C
– Ánh sáng: Nguyệt quế không thích hợp với ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp là vào buổi sáng và buổi chiều tối, lúc ánh sáng nhẹ vào ban ngày