Vào độ tháng ba âm lịch hàng năm, khi những vạt nắng đã vàng ươm, sóng sánh rớt xuống vạn vật, cũng là lúc cây gạo với hoa bung, hoa như thắp lửa, rực đỏ trên nền trời.
1. Ám ảnh cây gạo có ma và chút kiêu hãnh của mùa xuân còn xót lại
Hoa gạo đỏ, màu hoa ấy vừa kiêu hãnh, vừa man mác buồn thương. Dẫu rụng về cội vẫn khiến người ta phải ngoái nhìn. Những cánh hoa ấy như chút niềm kiêu hãm cuối cùng còn xót lại của mùa xuân.
Ai trong chúng ta, dù có lớn lên, dù có đi bất cứ đâu thì vẫn có thể nhớ như in câu ca dao:
” Bao giờ cho đến tháng ba
Hoa gạo rụng xuống bà già đắp chăn”
Hầu như ở các làng quê Bắc Bộ, làng nào cũng có vài ba cây gạo, Cây được trồng ở triền đê, cây lại được trồng ở bãi của chùa. Người xưa đã dạy rằng : Thần cây đa, ma cây gạo”, người lớn lên ở làng, ai cũng thuộc lòng câu ấy. Thêm ba lời dọa dẫm bâng quơ, thế là đám trẻ con chẳng bao giờ dám bén bẳng ra tới gần gốc cây gạo, chỉ vì sợ bị ma bắt.
Hoa gạo còn có những cái tên thật mỹ miều như hoa Pơ Lang, hoa Mộc Miên cái tên chỉ thoáng nghe thôi cũng để chúng ta tưởng tượng đến những áng văn thơ, những lời hát làm say lòng người
Cây gạo nếu vào các mùa trong năm như mùa hè, mùa thu, rồi cả mùa đông dài, cây gạo thực sự chẳng có gì hấp hẫn lũ trẻ con cả. Đám gai chi chít suốt cả thân đến cành đôi khi còn hiệu quả hơn cả những lời dọa nạt của người lớn. Thân cây gạo thẳng, khi nào vươn cao mới bẻ cành, phân nhánh nên mấy cậu nhóc nhà quê chẳng có chỗ mà leo trèo.
Thế mà, cứ đến tháng hai cây gạo lại có dịp thay da đổi thịt, đám lá úa đã rụng hết, những bông hoa đỏ đơm đầy cành. Đi ột vòng làng không khó gì để nhặt những bông hoa gạo về chơi. Lúc bấy giờ có rất nhiều hoa, nào hoa bỏng, hoa dâm bụt, hoa mò… vậy mà chẳng hiểu sao, đám trẻ con nhà quê vẫn xúm xít dưới gốc cây hoa gạo. Dẫu rằng chỉ nhặt được những bông hoa rụng, cánh hoa đã hơi thâm lại. Cậy gạo cao là thế, chẳng thể nào hái được hoa tươi. Những bông hoa mang màu lửa ấy, ngắm từ xa cũng thấy yêu kiều, diễm lệ hơn nhiều…
Đôi khi, lũ trẻ con nhặt những bông hoa đẹp nhất, rồi kiếm dây tơ hồng, hay dây ruột gà kết thành vòng hoa đội đầu. Vừa nghịch, nhưng lũ trẻ ấy vẫn ngó nghiêng xung quang, sợ mẹ về lại bị mắng. Vòng hoa tuy rất đẹp nhưng chẳng một đứa nào trong đám trẻ dám mang về nhà. Nỗi sợ hãi vô hình đã in sâu trong tâm trí, không chỉ với lũ trẻ con mà còn với cả các bà, các mẹ.
Tôi, cũng là một đứa trẻ trong đám trẻ con ấy, cũng có nỗi sợ vô hình in sâu trong tâm trí. Người quê, quanh năm chỉ biết có đến đến ruộng nên phải cầu trời cầu phật cho mưa thuận gió hòa, nên vẫn cứ cố tin vào câu: “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” mà bao đời nay ai cũng nói.
Nhớ tuổi thơ bên bà và cũng không ít lần hỏi bà: ” Cây gạo có ma, sao người ta vẫn trồng vậy ạ” ? Bà nói rằng: Lẽ công bằng, không phải là thứ dễ tìm. Trên đời có người giàu của ăn không hết, có người nghè chả có gì để ăn. Dưới âm phủ cũng vậy., có người được thờ phụng, nên có chỗ nương tựa. Có hồn ma thì phải vất vưởng khắp nơi. Người ta trồng cây gạo để cho những hồn ma ấy có chỗ mà nương tựa thôi.
Hóa ra, cây gạo đang làm việc tốt vậy mà vẫn phải chịu tiếng oan. Đúng, lẽ công bằng không phải là điều dễ tìm. Đôi khi trong làng có những người đi làm ăn xa, chết nơi nào đó mà không tìm thấy xác, những bà mẹ hay người thân lại mang hương và hoa quả racay gạo đầu làng thắp hương, chỉ mong linh hồn con cháu mình tìm được đường về hay đang nương nhờ trên cây gạo này. Có lẽ vì vậy những bông hoa đầu làng luôn mang một màu đỏ nhức nhôi, những cây gạo càng to thì càng nhiều những bóng ma hay linh hồn trên đó. Ngày nay, dẫu cho những đứa trẻ ấy đã khôn lớn, dẫu có đi đến phương trời nào thì tin chắc rằng ở nơi xa ấy, mắt vẫn dõi tìm cây hoa gạo. Dáng cây sừng sững ấy bống hóa thân quen như người nhà.
Mỗi khi nhìn thấy hoa gạo nở như những đám lửa bập bùng thì hình ảnh quê hương nơi sinh ra những đứa trẻ ấy với khúc sông, mái đình, cổng làng lại hiện ra. Hình ảnh cây gạo gắn liền với những cô bé, cậu bé chơi dưới gốc cây hoa gạo luôn làm người ra say lòng đến lạ
Ngắm hoa gạo, đôi khi lại nhớ về bài thơ hoa gạo gắn liền với câu chuyện tình của đôi nam nữ trong huyền thoại:
” Lủa hạ nhen hồng lên dáng hoa
Đường thôn thắm đỏ sắc quê nhà
Em nhắn: đang mùa hoa gạo nở
Anh về ôn chuyện Mộc Miên xưa”
Yêu lắm tháng ba mùa hoa gạo….
2. Hà Nội tháng ba mùa Mộc Miên
Hoa gạo là một loại hoa đặc trưng của Miền Bắc, từ vùng đồng bằng tới miền núi trung du. Thủ đô có 12 mùa hoa, mỗi mùa hoa lại mang những vẻ đẹp riêng biệt, cứ mỗi độ tháng ba về khi trời đất giao mùa, hết mùa xuân sang mù hạ, ta lại thấy “Lập lòe cây gạo ra hoa. Nghe trong sâu thẳm cây hoa đình làng…” Rực rỡ sắc gạo đỏ như khát cháy niềm riêng mãnh liệt. Du lịch Hà nội tháng 3 là một trải nghiệm tuyệt vời dành cho bạn, khi mùa hoa gạo rực rỡ về trên khắp các con phố của Thủ đô.
Hoa gạo xuất hiện từ đâu
Hoa gạo còn được gọi với những cái tên mỹ miều khác như hoa Pơ Lang hay hoa Mộc Miên. Thuộc họ thân gỗ, tán tròn, hoa gạo có màu đỏ rực với năm cánh đơn, dáng xòe rộng và dài.
Cây gạo có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng phổ biến tại các quốc gia thuộc Châu Á. Trong đó bao gồn có cả Việt Nam, Đài Loan, Trung quốc, Mã lai, Hồng Kông
Ở Việt Nam, hoa gạo gắn liền với tuổi thơ của nhiều người nhất là những đứa trẻ được sinh ra tại những làng quê Bắc Bộ. Hoa gạo không chỉ gợi nhớ tuổi thơ, báo hiệu một mùa tới đang về, một sự khởi đầu mới, mà nó còn làm say lòng người bởi vẻ đẹp của chính mình. Hoa gạo còn có nhiều công dụng , một bộ phận như hoa, vỏe, rễ cây đều có tác dụng như một vị thuốc cữa bệnh hiệu quả.
Mùa gạo nở – mùa của du lịch tháng 3
Hoa gạo là loại hoa đặc trưng của mùa xuân nở vào tháng 3 ở các tỉnh phía Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng. Trên những cành cây khẳng khiu, trơ trọi dưới sự tác động của mùa đông giá lạnh, hoa gạo bừng tỉnh vươn mình nở rộ trong hai tuần. Những bông hoa gạo với màu đỏ rực như những đốm lửa đầy nhiệt huyết, đánh tan không khí u ấm với nhưng cơn mưa dai dẳng của mùa đông.
Tại Hà Nội, cây gạo không được trồng phổ biến như những loại cây khác. Tuy nhiên, mùa hoa gạo Hà Nội vẫn là món quà tháng ba đặc biệt thân thương của người dân thủ đô. Ta khó mà bỏ qua, khi lang thang lại bắt gặp những sắc đỏ nổi bật của hoa gạo đại thụ tại cơ quan, trường học và ngay cả những ngôi chùa lâu đời.
Các địa điểm chụp với cây gạo đẹp tại Hà Nội
Bảo tàng lịch sử quốc gia
Bảo tàng lịch sử nằm trong khôn viên bảo tàng lịch sử quốc gia. Nơi đây nổi tiếng với ccaay gạo to đẹp nhất thủ đô Hà Nội. Hoa gạo cứ thế vươn mình khoe sắc trên những tán cây rộng. hoa nhuôn đỏ cả một goác phố. Sắc đỏ cùng nét cổ kính của bảo tàng lâu đời cứ thế hòa quyện vào nhau, tạo nên một bức tranh mang đậm nét hoài cổ, khiến ai đi qua cũng phải ngoái nhìn.
Ngã ba Giải Phóng – Phương Mai
Ngã ba Giải Phóng – Phương Mai là một địa điểm có cây hoa gạo, cũng là địa điểm của dân du lịch phượt săn những bức ảnh hoa gạo đẹp tại đây. Cứ mỗi độ tháng ba về, hàng cây gạo lâu năm ven đường lại nhuộm một màu đỏ nhiệt huyết, từng bông hoa gạo lìa cành, lao mình xuống đường ray tàu hỏa, nhuộm đỏ cả một cung đường. Nơi ngã tư ồn ào, xô bồ nay khoắc lên mình một màu đỏ thắm, đẹp như những thước phim.
Chùa hương
Tọa lạc tại xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút rất nhiều du khách tới tham quan chiêm bái. Đến đây vào tháng ba bạn sẽ được chiêm ngưỡng sắc hoa gạo rực rỡ nhất. Thật tuyệt vời khi vừa đi thyền trên suối yến vừa thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên vừa ngắm những tán gạo ven bở.
Trong không gian bao la, rộng lớn của núi non,những bông hoa gạo đỏ thắm tựa như những thiếu nữ dịu dangfm, e ấp nép mình giữa thiên nhiên làm xao xuyến lòng người.
Chùa Thầy
Đay là một ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội. Ngự dưới chân dải núi đá vôi hình vòng cung, chùa thầy sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp.
Tháng ba, cây gạo lớn trong chùa bắt đầu đơm những bông hoa đỏ rự, in bóng xuống mặt hồ nước xanh trong. Dưới sắc hoa, khung cảnh thanh tịnh chốn chùa chiền linh thiêng càng thêm hữu tình. Tới dâng hương, vãn cảnh bạn như lạc vào chốn bồng lai, tiên cảnh
Thôn Đoan Nữ
Thôn này nằm sát cạnh chùa hương, thôn là địa điểm hoa gạo nhiều và đẹp nhất Hà Nội. Đến thông Đoan Nữ tháng ba, chúng ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước hoa gạo nở dọc bờ sông trong không gian núi đồi trùng điệp. Những bông hoa gạo mãnh liệt vươn mình, nhuộm đỏ con đường làng nhỏ hẹp, mang tới một bức trang làm say đắm lòng người.