Cây dừa đã trở thành một nét văn hóa, nét tượng trưng tiêu bểu cho hình ảnh con người Việt Nam. Không chỉ gắn liền với hình ảnh người dân Việt, cây dừa còn mang rất nhiều công dụng
1. Tổng quan về cây dừa
1.1. Nguồn gốc
Nguồn gốc của cây dừa đến nay vẫn chưa có một tài liệu nào chuẩn xác về vấn đề này. Không đề cập đến nguồn gốc thì dừa đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới.
Nhờ quả nhẹ nên theo dòng nước biển phân bố khắp mọi nơi trên thế giới. Với nhiều đặc điểm và giá trị sử dụng lớn nên nhiều nơi trên thế giới đã canh tác tập trung vào cây dừa. Giúp đem về nguồn lợi to lớn từ cây “thân gỗ – ăn trái” này
1.2. Đặc điểm
*) Đặc điểm hình thái
Về hình thái cây dừa được đánh giá qua những đặc điểm bên ngoài của cây
– Thân cây dừa: Thân cây mọc thẳng và không phân nhánh. Loài cây này có chiều cao trung bình từ 15 đến 20m. Thời gian phát triển trong 4 năm đầu cây ngắn và phát triển chậm. Số sẹo lá trên thân cây dừa từ 1m trở lên là một trong những đặc điểm để kiểm tra điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây
– Rễ cây dừa: một thân cây dừa rưởng thành có khoảng 30 – 35 tàu lá. Mỗi tàu lá dài có chiều dài từ 5 – 6m . Tàu lá dừa gồm 2 phần đó là phần cuống và lá chét. Qua tán lá của cây có thể đánh giá được khả năng phát triển của cây và năng suất của cây
– Lá cây dừa: Dừa có một bộ phận rễ bất định phát triển liên tục với thời gian nhanh ở phần đáy gốc . Lúc mới ra rễ non có màu trắng và chuyển dần sang màu nâu đỏ
– Hoa cây dừa: thời gian từ khi trồng cho đến khi cây có hoa trung bình từ 30 – 40 tháng. mỗi nách lá sẽ mang một cụm hoa, vì vậy số lượng lá mới là khả năng có bấy nhiêu phát hoa được sinh mỗi năm
*) Đặc điểm sinh thái
Cây dừa sinh trưởng rất tốt trên nền đất pha cát và có khả năng sống trong môi trường ngập mặn tốt. Cây rất ưa thích các nơi sinh sống có nhiều ánh nắng mặt trời và lượng mưa trung bình 750 – 200mm một năm. Nơi trồng cây dừa cần có độ ẩm từ 7- – 80%+ để cho cây phát triển tốt nhất. Nếu tiến hành trồng dừa chỉ cần trồng vào 2 tháng cuối năm
Đặc điểm của đất phù hợp nhất cho cây dừa:
– Bề dày của tầng đất trên nền đất mặn là 1 mét
– Khu đất không bị ngập úng
– Nơi đất không bị nhiễm mặn liên tục
– Độ Ph tối thiểu đạt 6 – 7
– Thành phần đất phù hợp với loại đất pha cát
1.3. Phân bố
Theo thông tin khoa học Wiki thì cho thấy các mẫu hóa thạch của cây dừa tìm thấy ở New Zealand. Xuất hiện tương tự từ 15 triệu năm trước. và những nơi cung được tìm thấy tại Ấn Độ, Maharashtra..
Cây dừa đã phân bố khắp vùng nhiệt đới. Theo nhận định thì do sự trợ giúp của những người đi biển, dòng biển và cây này được phân bố phổ biến
Theo nhận định cụ thể về sự phân bố theo nguồn gốc. Những trên thực tế cho thấy thì cây dừa có khắp nơi trên thế giới từ biển đến sa mạc. Nơi đâu cũng xuất hiện cây này
Tại Việt Nam thì có đường bờ biển dài nên cây dừa phân bố trải dài từ Bắc vào Nam. Phân bố tập trung tại các tỉnh miền Tây. Cần thơ là nơi đặc sản của dừa và nhiều sản phẩm liên quan
2. Phân loại cây dừa
Dựa vào đặc điểm hình thái, kiểu thụ phấn và mục đích sử dụng có thể phân loại dừa thành 2 nhóm giống chính: nhóm giống dừa cao và nhóm giống dừa lùn. Ngoài ra, để có được các giống dừa mới có năng suất và chất lượng cao, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, người ta còn lai tạo ra một nhóm giống dừa mới gọi là dừa lai. Đặc tính cơ bản của các nhóm giống dừa có thể được tóm tắt như sau:
2.1. Nhóm dừa cao
Trên cả thế giới có hàng trăm loài dừa với nhiều hình thái và đặc điểm khác nhau. Tại nước ta đã có hơn 10 loài và nhân rộng thềm nhờ vào quá trình lai tạo. Nhưng chúng tôi sẽ phân làm 2 nhóm chính để quý vị có thể dễ hình dung.
Nhóm dừa cao: Đặc điểm nhận dạng khá phổ biến, đây là một loại dừa ta truyền thống có chiều cao từ 5 – 20m. Thân rất cao và được trồng nhằm mục đích lấy gỗ. Nhóm này được dùng làm cừ dừa dùng trong các công trình xây dựng. Trái của loại cây này ít so với các giống khác. Trái thường có kích thước to, và nước không ngon ngọt như loại dừa lùn. Một số loại dừa thuộc nhóm dừa cao là:
Dừa ta
Nguồn gốc
Tác giả: Nguyễn Tấn Hưng, Phan Thanh Hải, Bành Quốc Thịnh, Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
Giống dừa lấy dầu được chọn lọc từ quần thể dừa ta (dừa lấy dầu) tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Giống đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Định công nhận là cây đầu dòng theo Quyết định số 4384/SNN-TrTr ngày 25 tháng 12 năm 2013.
b. Những đặc điểm chính và phạm vi thích nghi
Giống dừa ta được trồng từ 15 đến 30 năm, cây giống có nguồn gốc tại địa phương. Cây cao trung bình 10,2 m, đường kính thân trung bình 32,5 cm. Số lượng lá trung bình là 29 lá , chiều dài lá trung bình là 5,1 m. Thời gian ra hoa chính từ khoảng tháng 9-11 hàng năm, thu hoạch từ tháng 4-8 hàng năm. Số lượng buồng hoa/cây trung bonhf đạt 7 buồng, số lượng buồng quả/cây 7 buồng, số quả/buồng 10 quả/ cây/năm. Năng suất đạt 70 đến 80 quả/cây/năm. Khối lượng quả trung bình 2,15 kg, khối lượng cơm dừa 492 g, tỷ lệ dầu 63,7%. Ít bị bọ dừa và bệnh đốm lá phá hại
Dừa Nâu
Là giống dừa cao phổ biến thứ nhì ở Việt Nam, trái tròn, có 3 màu (dâu xanh, dâu vàng và dâu đỏ). Ra hoa sau khoảng 4 – 4,5 năm trồng, năng suất trung bình 70-80 trái/cây/năm, kích thước trái trung bình, cơm dừa dày 10 – 12 mm, khối lượng cơm dừa tươi 300-400g, hàm lượng dầu cao (63%-65%).
Dừa sáp
Dừa sáp còn gọi là dừa đặc ruột, dừa kem. Về hình thái bên ngoài cây và trái của dừa sáp không khác gì so với dừa bình thường. Dừa sáp thuộc nhóm giống cao, ra hoa sau khoảng 4 – 4,5 năm trồng, năng suất bình quân 50-60 trái/cây/năm. Trong quần thể dừa sáp tự nhiên có tối đa chỉ khoảng 20-25% trái sáp, những trái còn lại là dừa bình thường. Trái dừa sáp (đặc ruột) có cơm dừa mềm xốp, nước sền sệt như keo, có hương thơm đặc trưng, thường được sử dụng làm món tráng miệng, bánh kẹo, kem dừa sáp…
Để phân biệt được trái sáp với trái dừa bình thường người ta phải dùng tay lắc trái sau khi thu hoạch (khoảng 10 tháng tuổi trở lên), trái nào không lắc nước hoặc có lắc nước nhưng tiếng kêu không trong trẻo thì có khả năng đó là trái sáp. Trái dừa sáp không thể nẩy mầm theo phương pháp ươm truyền thống, nên khi trồng dừa sáp người ta dùng những trái không sáp trên cây dừa sáp để ươm, nhưng do đặc điểm di truyền nên cũng chỉ có khoảng 50% số cây được trồng sẽ cho trái sáp sau này. Mặt khác, do dừa sáp chỉ có khả năng cho trái sáp khi nào nó được thụ phấn của chính giống dừa sáp, nên để đạt tỷ lệ trái sáp cao cần phải trồng tập trung với số lượng nhiều.
Dừa sáp được trồng nhiều ở xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh và các xã lân cận. Những năm gần đây do giá trị kinh tế của dừa sáp cao nên nó được nhân giống trồng rải rác ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Ở Việt Nam dừa sáp có 2 kiểu đặc ruột:
– Kiểu thứ nhất (Kiểu A): Độ dày cơm dừa giống như dừa bình thường, nhưng cơm mềm, nước hơi sền sệt. Kiểu đặc ruột này thường gặp ở những cây dừa sáp cho trái có kích thước to, dạng trái giống như dừa ta xanh, hoặc trái to tròn có màu nâu.
– Kiểu thứ hai (Kiểu B): Cơm dừa dày hơn cơm dừa của trái dừa thường có hai lớp rõ rệt, lớp cơm dừa tiếp giáp với phần gáo dừa có cấu trúc giống như cơm nhão và lớp cơm dừa bên trong giáp với phần nước dừa bồng lên như bông. Nước dừa rất sệt, có màu trắng trong. Kiểu đặc ruột này thường gặp trên những cây dừa sáp cho trái tròn, kích thước trung bình giống như dừa dâu xanh.
Hiện nay, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đang sản xuất được giống dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi từ những phôi của trái sáp. Với kỹ thuật này cây dừa sáp được trồng sẽ cho tỷ lệ trái sáp từ 50% trở lên tùy quần thể được trồng nhiều hay ít.
2.2. Nhóm dừa lùn
Dừa xiêm xanh
Là giống dừa uống nước phổ biến nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, ra hoa sớm sau khoảng 2,5 – 3 năm trồng, năng suất bình quân 140-150 trái/cây/năm, vỏ mỏng có màu xanh, nước có vị ngọt thanh (7-7,5% đường), thể tích nước 250-350 ml/trái, có nhu cầu tiêu thụ rộng rãi trên thị trường.
Dừa xiêm đỏ
Là giống dừa uống nước phổ biến thứ nhì ở đồng bằng sông Cửu Long, ra hoa sớm sau khoảng 3 năm trồng, năng suất bình quân 140-150 trái/cây/năm, vỏ trái mỏng có màu nâu đỏ, nước có vị ngọt thanh (7-7,5% đường), thể tích nước 250-350 ml/trái, có nhu cầu tiêu thụ rộng rãi trên thị trường.
Dừa xiêm lục
Là giống dừa uống nước có chất lượng ngon nhất, có nguồn gốc Bến Tre, ra hoa rất sớm sau khoảng 2 năm trồng, năng suất bình quân 150-160 trái/cây/năm, vỏ trái rất mỏng có màu xanh đậm, nước rất ngọt (8-9% đường), thể tích nước 250-300 ml/trái, rất được ưa chuộng trên thị trường.
Dừa xiêm lửa
Là giống dừa uống nước có màu sắc đẹp, ra hoa sớm sau khoảng 2,5 -3 năm trồng, trái sai, kích thước trái nhỏ, vỏ mỏng có màu vàng cam, nước ngọt (6,5-7% đường), năng suất bình quân 140 – 150 trái/cây/năm, thể tích nước 250-300 ml/trái, có thể trồng để uống nước kết hợp để khai thác du lịch sinh thái vườn dừa.
Dừa Tam Quan
Là giống dừa uống nước có màu sắc đẹp, có nguồn gốc từ Tam Quan (Bình Định), ra hoa sau khoảng 3 năm trồng, năng suất bình quân 100 -120 trái/cây/năm, vỏ trái mỏng có màu vàng sáng, nước có vị ngọt thanh (7,5 – 8% đường), thể tích nước 250-350ml/trái. Dân gian cho rằng nước dừa Tam Quan tính mát nên thường dùng để chữa bệnh. Tuy nhiên, do năng suất không cao nên hiện nay giống dừa này chỉ được trồng với số lượng không nhiều chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Dừa ẻo nâu
Là giống dừa uống nước có trái rất sai, kích thước nhỏ, vỏ trái có màu nâu, nước ngọt (7-7,5% đường), thể tích nước 100-150 ml/trái, năng suất 250-300 trái/cây/năm, có thể sử dụng để làm kem dừa, rau câu dừa và tạo cảnh quan cho du lịch sinh thái. Vì kích thước trái quá nhỏ nên giống dừa này được trồng với số lượng không nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền Đông Nam bộ và một ít cá thể ở các tỉnh ven biển miền Trung.
Dừa ẻo xanh
Là giống dừa uống nước có trái rất sai, kích thước nhỏ, vỏ trái có màu xanh, nước ngọt (7-7,5% đường), thể tích nước 100-150 ml/trái, năng suất 250-300 trái/cây/năm, có thể sử dụng để làm kem dừa, rau câu dừa và tạo cảnh quan cho du lịch sinh thái. Giống dừa này được trồng với số lượng ít ở Bến Tre, Tiền Giang và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cũng giống như dừa ẻo nâu dừa ẻo xanh có kích thước trái quá nhỏ nên cần lưu ý hạn chế quy mô phát triển diện tích các giống dừa này.
Dừa xiêm núm
Là giống dừa uống nước có chất lượng nước ngon (8 – 8,5% đường), ra hoa sau 3 năm trồng, năng suất bình quân 100 – 120 trái/cây/năm, vỏ trái có màu xanh, phần dưới của trái có một núm nhỏ nhô ra, thể tích nước 250 – 350ml/trái. Giống dừa này được trồng với số lượng không nhiều ở Hưng Phong – Giồng Trôm và một vài nơi khác.
Dừa dứa
Là giống dừa uống nước có chất lượng và giá trị kinh tế cao, hiện có nhu cầu lớn trên thị trường. Tất cả các bộ phận của dừa dứa đều có mùi thơm lá dứa đặc trưng. Ở Việt Nam hiện nay có 3 nhóm giống khác nhau với kích thước và mùi thơm tỷ lệ nghịch với nhau.
Nhóm I: Trái tròn có kích thước nhỏ, vỏ trái có màu xanh, nước rất ngọt và mùi thơm đậm đà nhất nhưng tỷ lệ nẩy mầm rất thấp (<10%) nên không có cây giống trên thị trường. Ra hoa sau khoảng 2,5-3 năm trồng, năng suất bình quân 120-140 trái/cây/năm, nước ngọt (8-8,5% đường), thể tích nước 200-250 ml/trái.
Nhóm II: Trái có kích thước trung bình, vỏ trái có màu xanh, nước có vị ngọt và mùi thơm nhẹ hơn dừa dứa nhóm I. Nhóm giống này đang có phổ biến trên thị trường cây giống. Ra hoa sau khoảng 2,5-3 năm trồng, năng suất bình quân 120-150 trái/cây/năm, nước ngọt (7-7,5% đường), thể tích nước 250-350 ml/trái.
Nhóm III: Trái có kích thước to giống như dừa ta, vỏ trái có màu xanh hoặc vàng. Ra hoa sau khoảng 3-3,5 năm trồng, năng suất bình quân 60-80 trái/cây/năm, hàm lượng đường 6-6,5%. Nhóm giống dừa dứa này có độ ngọt và mùi thơm nhẹ nhất, lưu ý khi chọn giống trồng nên loại bỏ.
Lưu ý khi trồng dừa dứa nên trồng tập trung để có tỷ lệ trái có mùi thơm cao hơn.
2.3. Nhóm dừa lai
NHÓM GIỐNG DỪA LAI
Dừa lai là những giống dừa dùng để lấy dầu, được Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu nghiên cứu và sản xuất bằng phương pháp lai tạo có kiểm soát (thụ phấn nhân tạo hoặc thụ phấn trợ lực) giữa giống dừa cao (bố) và dừa lùn (mẹ). Dừa lai mang những đặc tính trung gian giữa 2 nhóm dừa nói trên. Ưu điểm nổi bật của các giống dừa lai là ra hoa sớm, năng suất trái và hàm lượng dầu cao, có khả năng thích ứng tốt với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Các giống dừa lai có khả năng thích nghi với điều kiện đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh duyên hải miền Trung.
Dừa lai PB 121
Đây là giống dừa được lai giữa giống dừa mẹ là lùn vàng Mã Lai (có nguồn gốc từ Malaysia) và giống dừa bố là cao Tây Phi (có nguồn gốc từ châu Phi). Ra hoa sớm sau khoảng 2,5 – 3 năm trồng, năng suất bình quân 150-200 trái/cây/năm, trái có kích thước nhỏ, cơm dừa dày 13 – 14 mm, khối lượng cơm dừa tươi 250-300g, hàm lượng dầu cao 65-67%. Đây là giống lai có năng suất và chất lượng dầu cao nhất hiện nay nhưng có kích thước trái nhỏ nên ít được thị trường ưa chuộng.
Dừa Lai JVA 1
Đây là giống dừa được lai tạo giữa giống dừa mẹ là lùn vàng Mã Lai (có nguồn gốc từ Malaysia) và giống bố là cao Bago Oshiro (có nguồn gốc từ Philippines). Ra hoa sớm sau khoảng 2,5 – 3 năm trồng, năng suất bình quân 120 – 150 trái/cây/năm, trái có kích thước trung bình, cơm dừa dày 12 – 13 mm, khối lượng cơm dừa tươi 300 – 350g, hàm lượng dầu cao 65%.
Dừa lai JVA 2
Đây là giống dừa được lai tạo giữa giống dừa mẹ là lùn đỏ Mã Lai (có nguồn gốc từ Malaysia) và giống bố là cao Bago Oshiro (có nguồn gốc từ Philippines). Ra hoa sớm sau khoảng 2,5 – 3 năm trồng, năng suất bình quân 100 – 140 trái/cây/năm, trái có kích thước trung bình, cơm dừa dày 12 – 13 mm, khối lượng cơm dừa tươi 350 – 400 g, hàm lượng dầu cao 65%.
Dừa lai được sản xuất theo một quy trình rất công phu và mất nhiều thời gian khoảng hơn 1,5 năm mới cho ra sản phẩm cây con, hơn nữa số lượng cây bố, mẹ được trồng tại các trung tâm sản xuất giống cũng không nhiều nên lượng cây giống cung cấp ra thị trường cũng rất hạn chế. Mặt khác, cũng cần lưu ý rằng cây dừa lai có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, năng suất trái cao hơn dừa bản địa từ 1,5 – 2 lần nên nhu cầu dinh dưỡng cung cấp cho cây cũng cao hơn nhiều, đòi hỏi người trồng phải đầu tư thâm canh cao và đặc biệt không được sử dụng trái của cây dừa lai để làm giống.
3. Công dụng của cây dừa
3.1. Công dụng trong xây dựng
Từ xưa cha ông ta đã dùng loại cây này đem vào xây dựng nhà cửa và nhiều công trình khác. Là cây dừa khi phơi khô có thể dùng lợp mái, phần thân được dùng làm cột chính trong dựng nhà.
Ngày nay, cây không còn phổ biến trong dựng nhà nhưng vẫn còn giá trị to lớn. Những thân cây dừa sau khi thu hoạch sẽ được gọi là cừ dừa. Cừ dừa là loại được dùng rất nhiều trong các công trình thủy lợi. Cừ dừa có đặc tính ưa nước và bền, chắc nên dùng để gia cố, kè mương, đê, đập,… Hiện có không nhiều đơn vị chuyên cung cấp về mặt hàng này. Huy Hoàng là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu tại TPHCM chuyên cung cấp cừ dừa xây dựng giá rẻ.
3.2. Công dụng đối với sức khỏe con người
Ngoài những công dụng của cây dừa trong cuộc sống, dừa còn có một vài lợi ích đối với sức khỏe. Theo đông y, nước dừa thường ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực, giải nhiệt, cầm máu nên rất tốt khi cảm nắng, thổ huyết,… Ví dụ như:
– Khản tiếng: Dùng một cốc dừa non, rau má 8g. Sau đó lấy rau má vắt nước cốt pha với nước dừa rồi uống.
– Kiết lỵ cấp tính: Rau má 50g, nước dừa tươi 1 quả. Pha như cách trên.
– Nôn mửa: Nước dừa 2 chén, rượu nho 1 chén, nước gừng 10 giọt trộn đều để uống
– Viêm thận phù nề: Nước dừa, nước rễ cỏ tranh, nước rễ cỏ lau mỗi thứ 30g. Trộn đều uống.
Ngoài ra, nước dừa còn có tác dụng khử độc hại của rượu, bôi trơn các khớp, trị chứng cam, suy dinh dưỡng, hay hoại tử ruột do bệnh thương hàn,…
3.3. Công dụng của cây dừa trong cuộc sống
*) Xơ dừa, vỏ dừa
Xơ dừa là lớp vỏ bọc bên ngoài của trái dừa, bao quanh lớp vỏ dừa, xơ dừa thường được sử dụng để làm nguyên liệu đốt như than củi bởi nó có khả năng bắt lửa rất tốt và đốt chát rất lâu. Ngoài ra, khói của xơ dưa thường được những người đi biển hoặc đi rừng dùng làm nguyên liệu để xua đuổi muỗi và côn trùng dây hại rất an toàn và hiệu quả
Không chỉ vậy, xơ dừa còn là nguyên liệu rất tốt để sản xuất một số mặt hàng gia dụng như: dây thừng, bàn chải, thảm hay ruột gối, đệm…. Đây chính ;à một công dụng của cây dừa rất tuyệt vời trong cuộc sống của chúng ta
*) Gáo dừa
Giống như xơ dừa, gáo dừa cũng là nguyên liệu đốt cháy rất tốt và rất được ưa thích bởi khả năng cháy và bắt lửa. Không chỉ vậy, nó còn là nguyên liệu dùng để sản xuất than gáo dừa, than hoạt tính gáo dừa có khả năng hấp thụ cực kỳ tốt và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực lọc nước, khử mùi hay hút ẩm…
Ngoài ra, gá dừa cũng là nguyên liệu dùng làm bát, gáo múc nước hay những đồ thủ công mỹ nghệ có tính thâm rmyx và giá trị kinh tế rất cao. Trong âm nhạc, gáo dừa cũng là nguyên liệu dùng để sản xuất một số loại nhạc cụ như trống, đàn gáo dừa… tạo ra những âm thanh tựa như tiếng võ ngựa
*) Cơm dừa
Cơm dừa (cùi dừa) là phần màu trắng ở bên trong vỏ dừa, phần cơm dừa này rất bổ dững có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc sản xuất nước cốt dừa (sữa dừa)có hương vị béo và ngậy
Bện cạnh đó, cùi dừa khô còn được dùng làm nguyên liệu để sản xuất dầu dừa hay mứt dừa trong mỗi dịp tết nguyên đán tại Việt nam. Hoặc được sử dụng để chế biến các món ăn hàng ngày như: kho thịt, ăn kèm với bánh đa… tạo nên hương vị rất ngon
*) Nước dừa
Nước dừa là 1 loại nước giải khát, giàu chất dinh dưỡng có tác dụng giải nhiệt, thải độc được nhiều người ưa thích trong mùa hè. Đặc biệt, uống nước dừa thường xuyên còn giúp chị em phụ nữ mang thai có nhiều nước ối hỗ trợ cho việc sinh con dễ dàng hơn
Trong nước dừa chứa rất nhiều những chất như đường, đạm, chất chống oxy hóa, vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, hàm lượng Kali trong nước dừa cũng rất dồi dào nên các chuyên gia khuyến cáo chúng ta không nên uống quá nhiều nước dừa trong 1 ngày, và hạn chế uống khi lao động nặng hay ra mồ hôi nhiều
*) Lá dừa
Lá dừa là nguyên liệu được sử dụng làm một số đồ dùng trong gia đình như chổi, giỏ, thảm… Ngoài ra, lá dừa còn có công dụng trong việc lớp mái nhà hay ken vơi snhau tạo thành phên để che thay cho tường nhà được sử dụng rất nhiêu fowr vùng Tây Nam Bộ nước ta
Bên canh đó, các gân lá có độ cứng cao nên thường ddowcj sử dụng để làm que xiên thịt nướng trong ẩm thực mang tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, các chồi non trên cây cũng có thể ăn được và thường được sử dụng để làm rau ăn. Tuy nhiên, ciệc khai thác những chồi non này rất rễ khiến cây bị chất nên không được khuyến khích
*) Thân cây dừa
Những thân cây dừa sau khi thu hoạch sẽ được gọi là cừ dừa. Cừ dừa là loại được dùng nhiều trong các công rình thủy lợi vì có đặc tính ưa nước và bền, chắc nên được dùng để gia cố kè, đê, đập…
Những thân dừa cao lớn hiện nay đang được rất ưa thích để làm đồ nội thất trang trí hay thậm chí là để dựng nhà ở. gỗ dừa hiện nay được xem như là một loại gỗ phổ biến thay thế những loại gỗ quý hiếm. Ngoài ra, phần của hũ dừa bên trên thân cây bao gồm phần chồi non chư anhus ra bên ngoài cua rlas và cuống lá cũng là món ăn ưa thích của nhiều người
*) Rễ cây dừa
Tưởng chừng rễ của cây dừa là phần bỏ đi, nhưng không rễ cây cây dừa cũng là một loại nguyên liệu rât shuwux ích. nó có thể dùng làm thuốc nhuộm bằng cách đập dập rễ cây thành từng miếng rồi đun sôi để tạo màu. Ngoài ra, rễ cây dừa còn là nguyên liệu dùng để sản xuất một số loại thuốc trị bệnh lỵ và tiêu chảy
3.4. Lưu ý khi dùng nước dừa
– Nước dừa có tính âm, rất mát. vì vậy, chỉ nên uống 1 trái dừa mỗi ngày và không nên uống thường xuyên tránh tăng cân. Ngoài ra, không nên uống nước dừa vào ban đêm, sau khi đi nắng (dễ gây lạnh bụng) , hoặc trước khi vận động thể thao (vì gây uể oải, phản xạ chậm)
– Theo kinh nghiệm dân gian, thai phụ uống thêm nước dừa vào những tháng cuối thai kỳ(3 lần mỗi tuần) sẽ giúp dễ sinh và thai nhi sinh ra được trắng, sạch sẽ. Tuy nhiên, không nên lạm dụng, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, uống nước dừa có thể gay sảy thai. Bên cạnh đó, không nên cho trẻ dưới 6 tháng dùng nước dừa
4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dừa
4.1. Kỹ thuật trồng
*) Chọn đất
Cây dừa là loại cây không kén đất, nhưng để có năng suất và hiệu quả kinh tế cần lựa chọn nơi canh tác phù hợp. Chọn những nơi gần mương, rạch, bồi bùn để trồng
Tiến hành đào hố với kích thước 70 x 70 x 70 (cm). Mỗi cây cách nhau 3 – 5 mét. Bón lót từ 10 – 15kg phân chuồng kết hợp với phân NPK 0,5kg loại 16 -16 – 8.
*) Trồng dừa
Chọn những giống cây dừa có chiều cao ít nhất từ 0.3 – 0.356m. Lấy cây con và tiên shanhf cắt tỉa bớt rễ và lá tiếp theo những trong nước phân. Đặt cây dừa con vào hố rồi vun lấp đất
4.2. Chăm sóc cây dừa
Trong những tháng đầu cần có che đậy để cho cây có thể ổn định. giữ mặt đất luôn ẩm ướt để cây phát triển tốt. Ổn định lượng nước để cây có thể luôn xanh tươi
*) Phòng trừ sâu hại
Kiến là loại phá hoại cây dừa nhiều nhất, vì vậy nên cần những phương pháp phòng kiến và sinh sản.
Ngoài ra, còn bọ dừa, chuột và các loại sâu hại khiến cây bị chậm quá trình phát triển
*) Khai thác và bảo quản cây dừa
KHai thác những cay dừa có tuổi thọ cao và có dấu hiệu bị sâu bệnh nặng. Thay bằng những lứa cây non để đảm bảo nawg suất
Cây dừa là loại cây thân gỗ nên rất rễ bị sâu bọ cắn phs, vì vậy sau khi khai thác cần có những biện pháp bảo quản. Phun thuốc phòng tránh sâu cắn phá. Tiến hành đem vào sửa dụng càng sớm càng tốt