Trinh nữ hoàng cung là một loại thảo dược được nhắc đến nhiều trong các bài thuốc, loại thuốc chữa bệnh hiện nay. Loại cây trinh nữ hoàng cung này đã được trồng nhiều trong vườn thuốc của vua quan triều đình và được xem là “thần dược” bởi công dụng, tác dụng chữa bện đa năng
1. Cây trinh nữ hoàng cung
1.1. Nguồn gốc
Cây thuộc họ thủy tiên có nguồn gốc là ở Ấn Độ nhưng sau đó được nhân giống và trồng nhiêu fowr Việt Nam, Thái Lan, Malaysia … Vì vậy, thời xưa cây được xem là loại thảo dươc quý, chỉ những người trong hoàng tộc mới có thể sử dụng
Trinh nữ hoàng cung thuộc họ Náng, còn được gọi là náng lá rộng, tỏi lơi lá rộng
Tên của nó bắt nguồn từ thời phong kiến.
1.2. Đặc điểm
– Cây mọc thẳng, thân như củ hành tây, đường kính khoảng 8 – 15cm. Có thân giả được tạo nên từ bẹ lá úp vào nhau, dài từ 10 – 15cm
– Lá dài, mỏng, có gân song song, hai mép lá hình lượn sóng. Các lá sát mặt đất có màu tím đỏ ở phần bẹ. Mặt trên lõm thành rãnh, mặt dưới có sống lá nổi lên rõ
– Hoa mọc thành tán, gồm 6 phiến bằng nhau, khi nở phiến quan lại. Cánh hoa màu trắng có điểm màu hơi hồng hoặc tím đỏ
– Quả có hình cầu, thường nhìn thấy vào tháng 8 – 9
– Thân hành có thể mọc rất nhiêu fcaay con, từ đó tách ra để trồng riêng một cách dễ dàng
1.3. Bộ phận thu hái và sơ chế
Bộ phận dùng: Lá, thân và cán hoa
Thu hái: Theo kinh nghiệm dân gian, vào tháng 6, tháng 7 hàng năm là lúc mà cây có chứa nhiêu fduowcj chất chữa bệnh nhất. Vì vậy, đây cũng là thiwf điểm thích hợp để thu hái. Để lại 2-3 lá ngọn khi thu. Cây được 1 năm tuổi trở đi thì cứ 1.5 đến 2 tháng là có thể thu hoạch 1 lần
Sơ chế: Sau khi thu hái, cây được rửa sạch sẽ dùng để phơi khô, trước khi bảo quản để sử dụng lâu dài thì đem đi phơi hoặc sấy khô, thái nhỏ sao vàng. Sau công đoạn ơnafy, dược liệu có màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ, không bị đen, ẩm mốc. Cần bảo quản trong túi, hũ thủy tinh đóng kín để tránh mối mọt làm mất chất lượng dược liệu
2. Cây trinh nữ hoàng cung có mấy loại? cách phân biệt
2.1. Phân loại cây trinh nữ hoàng cung
Thực tế, có đến 12 giống cây thuộc họ Crinum, nhưng chỉ có 7 loại cây được xếp vào nhóm trinh nữ hoàng cung. Chúng khác biệt nhau chủ yếu là về màu sắc và công dụng. Vì vậy, không phải cây nào thuộc nhóm trinh nữ hoàng cung cũng đều có tác dụng y học. trong đó, cây nắng hoa trắng và hoa đỏ chỉ trồng làm cây cảnh, không có tác dụng điều trị bệnh lý
2.2. Cách phân biệt cây trinh nữ hoàng cung thật giả
*) Phân biệt với cây náng hoa trắng
– Lá tươi: Cây trinh nữ hoàng cung có lá mỏng và có màu xanh nhạt hơn cây nắng – Cây náng có lá to và dày , có màu xanh đậm
– Lá khô: Lá trinh nữ hoàng cung khô cũng có mùi thơm đặc trưng (do tinh dầu của cây) – Lá cây náng khi phơi khô không có mùi thơm mà có mùi ngai ngái
– Củ: Củ trinh nữ hoàng cung trắng và hình cầu tròn – Củ cây náng hình bầu dục và có màu đỏ nhạt
– Hoa: Hoa trinh nữ hoàng cung có màu hồng nhat – hoa náng có màu trắng
*) Phân biệt cây trinh nữ hoàng cung với cây lan huệ
Cây lan huệ ít nhầm lẫn hơn, nhưng nếu phơi khô thì rất khó phân biệt và vẫn có một số trường hợp bị nhầm lẫn đáng tiếc, sau đây là một số điểm có thể phân biệt được:
– Lá tươi: lá trinh nữ hoàng cung to bản, thon nhọn – Lá cây huệ nhỏ và dài đều
– Lá khô: Lá cây trinh nữ hoàng cung khô phơi có mùi thơm – Lá huệ không có mùi thơm
– Hoa trinh nữ hoàng cung màu hồng nhạt, thơm nhẹ – Hoa lan huệ màu trắng hoặc đỏ đậm, có mùi thơm đậm
3. Cây trinh nữ hoàng cung chữa bệnh gì?
3.1. Chữa u xơ tử cung và các bệnh phụ khoa
Một trong những tác dụng nổi bật trong chữa bệnh của trinh nữ hoàng cung chính là chữa các bệnh phụ khoa, đặc biệt là u xơ tử cung
Theo đó, thành phần của một số loại alkaloid có trong cây như: hippadine, lycorine… có tác dụng ngăn cản sự tổng hợp protein. Điều này sẽ khiến các khối u phát triển chậm lại, ức chế sự phát triển cũng như khả năng di căn thành các tế bào ưng thư. vì vậy, nhiều loại thuốc phụ khoa hỗ trợ điều trị các bện u nang buồng trứng, ung thư vú, u xơ tử cung có thành phần chính là cây trinh nữ hoàng cung
Trong thời gian điêu ftrij u xơ tử cung, rong kinh, đau bụng dưới bằng lá trinh nữ hoàng cung được áp dụng một số bài thuốc đơn giản như:
– Bài thuốc 1: Sắc 20g trinh nữ, 20g hạ thổ khô, 12 rễ cỏ xước, 8g hoàng cầm, 6g hương tư tử. sau đó chia nước đặc thành 3 phần đều nhau và uống trong ngày
– Bài thuốc 3: 30g lá trinh nữ hoàng cung, 12g lá trắc bách đã sao đen, 6g hương tư tử đem đi sắc và uống mỗi ngày 1 thang
– Bài thuốc 3: Sắc 20g lá trinh nữ hoàng cung với lượng nước vừa đủ. Đến khi nước cô đặc thì tắt bếp, chờ cho nước âm ấm hơn khi uống. nêm chia lượng nước thành 2 – 3 lần uống trong ngày tốt hơn khi uống nóng
3.2. Nhanh chóng làm giảm cơn đau khớp
Một tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung được nhiều người áp dụng hiện nay chính là giúp giảm đau hiệu quả. Theo đó, người bệnh có thể hơ lửa đắp lá trực tiếp lên vùng vết thương đau nhức hoặc sắc nước uống đều giảm đau nhanh chóng, hỗ trợ làm tan bần, sưng tấy rõ rệt
– Giảm đau xương khớp
Người bệnh lấy 20g củ trinh nữ hoàng cung, 20g lá cối xay, 20 dây đau xương, 20g huyết giác và 6g quốc lão mang đi sắc chung với nước. Đến khi nước sôi và cô đặc lại thì tắt bếp, chia nước thành 2 – 3 phần và dùng hết trong ngày.
Kiên trì thực hiện đều đặn trong vòng 1 tháng, người bệnh sẽ nhận thấy xương khớp không đau nhức, khó chịu như trước, vận động thuận tiện hơn
– Làm tan máu bầm
Với cách trị máu bầm từu cây trinh nữ hoàng cung rất đơn giản. Bạn chỉ cần hái và rửa sạch lá trinh nữ hoàng cung, hơ nóng với lửa và đắp vào vùng bị thương
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể lấy củ (thân hành) của cây trinh nữ hoàng cung để nướng nóng, sau đó giã dập và đắp vào vùng sưng bầm. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày, sau vài ngày vết bầm sưng sẽ biến mất.
3.3. Chữa viên loét dạ dày, tá tràng
Nếu bạn thắc mắc trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì, các chuyên gia cho biết đây là một loại thảo dược rất tốt cho những người bị đau và viêm loét dạ dày, tá tràng. Những thành phần trong loại cây này vừa có tác dụng tiêu diệt các tác nhận gây bệnh, vừa hõ trợ làm lành vêt sthuowng, ngăn chặn tình trạng xuất huyết dạ dày, tá tràng.
Để áp dụng các chữa viêm loét dạ dày, tá tràng bằng cây trinh nữ hoàng cung, bạn có thể dùng lá tươi hoặc khô để uống. Cụ thể:
Đối với lá tươi: Người bệnh hái khoảng 3 lá trinh nữ hoàng cung, rửa sạch và thái từng khúc dài khoảng 3cm. Cho lá vào nồi và đung cùng với bát nước sạch. Đến khi rút nước cạn còn 1 nửa thì tắt bếp, chia nước thành 3 phần và uống hết trong ngày. lưu ý nên uống sau khi ăn để tránh gây cồn cào ruột
Đối với lá khô: Người bệnh sắc khoảng 200g lá khô với lượng nước vừa đủ sau đó chia làm 3 lần uống trong ngày. Kiên trì thực hiện trong khoảng 20 ngày thì dừng uống, nghỉ thuốc khoảng 10 ngày thì lại tiếp tục. tuân thủ theo từng bước hướng dẫn trên, người bệnh sẽ nhanh chóng nhận thấy các triệu chứng ợ hơi, buồn nôn, đau bụng, trào ngược… thuyên giảm một cách rõ rệt
3.4. Điều trị ho, viêm phế quản, viêm họng hạc
Các hoạt chất alkaloid, lycorin có trong trinh nữ hoàng có tác dụng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn, virus tương đối hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt chất cirinamigin lại có tác dụng chống viêm khá tốt . Vì vậy, người bị ho, viêm phế quản có thể áp dụng cách hỗ trợ điều trị bệnh từ loại cây thảo dược phổ biến này.
Người bệnh chỉ có thể dùng lá trinh nữ hoàng cung khô cùng với phiến, tang bạch, cam thảo dây, đem đi sắc chung với 600ml nước sạch. Khi sôi và rút chỉ còn khoảng 1/2 thì tắt bếp, chia nước thành 3 lần uống sau mỗi bữa ăn
Ngoài cách thực hiện trên, bạn cũng có thể dùng lá trinh nữ hoàng cung kết hợp với lá bồng bồng, hương tư tử, lá táo chua để sắc và uống. Lưu ý uống khi còn nóng và không để uống sang ngày sau. Kiên trì thực hiện trong vòng 2 tuần, bạn sẽ nhận thấy tình trạng sức khỏe tiến triển rõ rệt
Với căn bệnh viêm họng hạc, bạn lấy 1/2 lá cây trinh nữ hoàng cung tươi cùng với 3g rễ cây thuốc đắng xay, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ hết vi khuẩn. Sau khi ráo nước, người bệnh nhai trực tiếp 2 nguyên liệu trên với 1 ít muối hạt sau đó nhả bã.
Lượng nước tiết ra khi nhai loại thảo dược này sẽ thấm vào cổ họng, tiêu diệt nhanh các tác nhận gây bệnh, loại bỏ viêm. thực hiện 2 lần/ ngày tình trạng viêm họng hạc, ho rát cổ họng sẽ sớm biến mất
3.5.U xơ tuyến tiền liệt, ung thư tiền liệt ở nam giới và rối loạn tiểu tiện ở người lớn tuổi
Tương tự như công dụng điêu ftrij một số bệnh viêm phụ khoa, u xơ tử cung ở nữ giới, trinh nữ hoàng cung cũng là một loại nguyên liệu có tác dụng rất hiệu quả trong việc chữa bệnh u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới
Cụ thể, cao methanol và alkaloid có chức năng ức chế quá trình phân bào, khiến các khối u chậm phát triển. Trinh nữ hoàng cung là một loại dược liệu rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh u xơ, thậm chí là ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới
3.6. Chữa mụn nhọt
Một trong những tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung không thể không nhắc đến chính là việc chăm da, trị mụn nhọt hiệu quả. Với nhiêu fthanhf phần chống viêm, giảm sưng tấy cũng như giàu chất chống oxy hóa, đây là thảo dược có mặt trong thành phần của nhiều loại mỹ phẩm điều trị mụn, chăm sóc da cao cấp dhieenj nay
Cách điều trị mụn hiệu quả tại nhà với cây trinh nữ hoàng cung tương đối đơn giản. bạn chỉ cần lấy một ít lá hoặc củ trinh nữ hoàng cung rửa sạch và giã nát, sau đó đắp vào khu vực bị mụn nhọt. Để tăng công dụng, bạn có thể dùng 20g lá trinh nữ hoàng cung khô kết hợp với 20g kim ngân hoa vaf6g cườm thảo mang đi sắc lấy lấy uống. Mỗi ngày uống 1 thang, kiên trì trong vòng 1 tháng sẽ nhận thấy vùng da bị mụn nhọt trở nên mịn màng và trắng sáng hơn nhiều
3.7. Hỗ trợ điều trị ung thư ở nữ giới
Nếu bạn chưa biết trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì các nhà khoa học cho biết, đây là loại cây thuốc được dùng để hỗ trợ điều trị ung thư ở nữ giới đặc biệt hiệu quả hiện nay. Việc chứa các hoạt chất có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tế baofung thư, làm giảm khả năng sống sót của các vius và tác nhân gây bệnh là lý do đây là loại cây thuốc quý cần được nhân giống rộng rãi
Cụ thể, với căn bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung, chị em cần sắc 20g lá trinh nữ hoàng cung với 20g nga thuật, 50g lá đu đủ và 10g xuyên điền thất. Cho các nguyên liệu trên vaofnooif đun chung với khoảng 3 chén nước, đến khi nước rút cnf 1/2 thì dừng đun, chia thuốc thành các phần nhỏ uống trong ngày sau bữa chính
4. Cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì
Trinh nữ hoàng cung là loại thảo dược có chứa nhiêu fhoatj chất hóa học có giá trị y hoc cao. Tron đó nhiều hoạt chất có khả năng ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, vius, kháng khuẩn, chống viêm hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh
Đặc biệt, các nghiên cứu cho thấy rằng cây này có khẳ năng làm giảm sự phân chia tế bào u nang, u xơ trong cơ thể. Nhờ đó giúp điều trị hiệu quả các bệnh u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến. Ngoài ra các nhà khoa học đang nghiên cứu về khả năng ứng dụng các loại dược liệu này trong điều trị căn bệnh ung thư. Qua thử nghiệm lâm sàng cho thấy dược liệu có tác dụng với căn bệnh ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến. Ngoài ra, dược liệu này còn có rất
*)Ức chế sự phát triển của khối u xơ
Trinh nữ hoàng cung nổi tiếng nhất với khả năng ức chế phát triển của các khối u xơ, được ứng dụng nhiều trong điều trị u xơ tử cung và u nang buồng trứng. hiện nay đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về khả năng kháng u của dược liệu quý này
Bệnh u xơ tử cung có tỉ lệ mắc rất cao ở phụ nữ trong độ tuổi sanh sản. Căn bệnh này diễn biến âm thầm, ít có triệu chứng biểu hiện trong giai đoạn đầu nên khó phát hiện sớm. ở nhiều trường hợp, khối u xơ phát triển nhanh chóng, gây ra những biến chứng nguy hiể, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh
Nghiên cứu thử nghiệm dược liệu này trên khối u xơ tử cung cho thấy dược liệu ức chế sự phát triển của khối u, nên có kharnawng ứng dụng và điều trị bệnh hiệu quả
Bên cạnh đó, chiết xuất từ cây này, kết hợp với lá đu đủ và củ tam thất tạo nên chế phẩm panacrin cho kết quả số tế bào ung thư giảm, sự phat triển khối u giảm, hạn chế tình trạng di căn sang các cơ quan nội tạng khác. Ngoài ra, thuốc cũng giúp kéo dài sự sống của chuột thí nghiệm mang khối u lên gấp hai lần so với chuột đối chứng
*) Tác dụng kích thích hệ miễn dịch
Điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch đang được nghiên cứu và thử nghiệm rộng rãi, phương pháp này tập trung vào việc tăng sinh sản tế bào lympho T giúp cơ thể chống lại các tế bào ung thư
Thử nghiệm được thực hiện trên chuột nhắt trắng được gây khối u cho uống nước chiết từ cây trinh nữ hoàng cung. kết quả là tế bào lympho T trong máu ở chuột tăng nhanh hơn
*) Điêu ftrij u xơ tiền liệt tuyến
Nghiên cứu thử nghiệm trên khối u xơ tuyến tiền liệt BHP -1, PC3 và LNCP sử dụng dịch chiết từ cây trinh nữ hoàng cung. Kết quả cho thấy, khối u bị ức chế tăng sinh tế bào, đặc biệt hiệu quả nhất trên tế bào BHP – 1
*) Tác dụng chống oxy hóa
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy, chỉ số đo lường khả năng chống oxy hóa ORAC của dịch chiết từ dược liệu này là 1610 ± 150 μmol TE/g. Điều này chứng minh khả năng chống oxy hóa của dược liệu này
*) Tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh
Thử nghiệm thực hiện trên chuột bị tiêm chất trimethyltin, một loại chất rất độc hại cho thần kinh trung ương. Chuột được sử dụng chiết suất cây trinh nữ hoàng cung để điều trị. kết quả cho thấy, dược liệu này có khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh ở mức độ trung bình
5. Cách sử dụng trinh nữ hoàng cung và tác dụng phụ
5.1. Cách sử dụng
Các dùng cây trinh nữ hoàng cung tươi như thế nào cho đúng?
Rễ, thân hành và lá là những bộ phận của trinh nữ hoàng cung được sử dụng nhiều trong y học. Người dùng sau khi hái loại cây này thì tiến hành rửa sạch với nước loại bỏ hết bị bẩn rồi cho nồi sắc với nước cho tới khi nước sắc cô lại còn 1/2. Tuy nhiên, người dùng cần phải căn cứ vào bệnh tình của mình để sử dụng cây trinh nữ hoàng cung tươi một cách đúng nhất
Ngoài ra, có thể kết hợp cây trinh nữ hoàng cung tươi với những dược liệu khác để trị bệnh bằng cách sắc lấy nước uống. người dùng cần phải có sự kê đơn của bác sỹ về cách uống cây trinh nữ hoàng cung cũng như liều lượng dùng. không được tùy ý sử dụng loài cây này và thay đổi liều dùng trong quá trình chữa bệnh
5.2. Tác dụng phụ của trinh nữ hoàng cung
– Đối tượng không nên dùng: phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 36 tháng, các đối tượng suy giảm chức năng gan thận nặng, những người bị mẫn cảm với các thành phần có trong dược liệu
– Chú ý phân biệt để tránh nhầm lẫn với cây nang tráng hoặc huệ . Việc nhầm lẫn có thể gây ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng
– Nên uống sau khi ăn no
– Trong quá trình sử dụng cần tránh các thực phẩm như: rau muống, cà pháo, măng chua, đậu xanh…
Khi bắt đầu sử dụng, cần uống với lượng nhỏ để theo dõi sự thay đổi trong cơ thể. Cũng có một số trường hợp bị tiêu chảy, hơi mẩn ngứa. nếu các triệu chứng ở mức độ nhẹ và hết nhanh sau 2 – 3 ngày thì đó chỉ là phản ứng thông thường. Lúc này có thể tiếp tục uống thuốc. Tuy nhiên, nếu biểu hiện tiêu chảy hay mẩn ngứa, đau bụng ở mức độ nhiều thì cần ngừng ngay lập tức
– Dược liệu có thể gây một số tương tác bất lợi với một số thuốc mà bạn đang dùng. Vì thế, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sỹ để đảm bảo an toàn
6. Cách trồng và chăm sóc cây trinh nữ hoàng cung
– Thời vụ
Thường trồng từ tháng 2 – 3 hàng năm
– Đất trồng
+ Chọn đất: đất thịt nhẹ, pha cát, phù sa thoát nước và đủ ánh sáng
+ Làm đất: cày sâu, phơi ải đất trước khi trồng, làm đất nhỏ, nhắt sạch cỏ, lên luống rộng 1,2m, cao 20cm, rãnh rộng 30cm
– Phân bón
+ Bón lót 15 – 20 tấn phân chuồng hoại mục/ha.
+ Bón thúc sau mỗi lần thu lá, tưới nước phân 3 – 4 kg đạm Uree/sào
– Cách trồng
+ Lượng cây giống trồng từ 1.22 – 1.500 cây/sào
+ Cắt hết rễ (sát rễ củ nhưng không làm tổn thương đến củ), cắt bỏ lá, lấp đất kín
sau khi trồng tưới nước đủ ẩm, làm cỏ thường xuyên, không để ngập úng
– Phòng trừ sâu bệnh
Sâu hại: Sâu hại cây trinh nữ hoàng cung chủ yếu là sâu khoang phá hoại toàn thân, cần phun thuốc trước khi thu hoạch từ 3 – 4 ngày.
Tuy nhiên cây trinh nữ hoàng cung là cây trồng lá do vậy trong quá trình phòng trừ sâu hại không nên sử dụng các loại hóa chất thay bằng cách vệ sihh đồng ruộng, cắt bỏ lá già úa, kết hợp với biện pháp trồng, chăm sóc, thu hoạch đúng kỹ thuật cũng hạn chế được sâu bệnh phát sinh