Xoài khi vào mùa ra hoa, thụ phấn và hình thành trái, để đảm bảo cho cây xoài có tỷ lệ nhiều quả, quả to , đều thì cần chú ý một số kỹ thuật chăm sóc
1. Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh
Xoài là loại cây ăn trái thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới. Cây xoài có thể chịu hạn tốt nhưng năng suất cao thì cần cung cấp nước tưới
Ở Việt Nam, xoài được trồng nhiều ở vùng trong nước để lấy quả. gỗ hay làm cây cảnh. Xoài có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là trồng trên đất cát hoặc cát pha thịt, tiêu nước tốt. Giống xoài hiện nay được trồng phổ biến nhất có 5 giống là xoài cát Hòa Lộc, Cát chu, xoài bưởi, xoài Khiêu xa vơi và xoài tứ quý.
Xoài là cây đại thụ có khả năng sống rất lâu (từ 30 – 50 năm), đồng thời xoài ưa sáng và có trái ở ngoài tán cây do đó không nên trồng quá dày.
Ngày nay do áp dụng khoa học kỹ thuật xử lý và hoa nghịch vụ nên diện tích trồng xoài ngày càng phát triển, thu nhập từ cây xoài cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên so với nhiều loại cây ăn trái khác thì việc xử lý ra hoa trên cây xoài khá phức tạp vì bị tác động do thời tiết dịch hại làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả, do đó để đảm bảo thành công đòi hỏi bà con nông dân phải áp dụng nhiều biện pháp xử lý kỹ thuật canh tác đến phòng trừ dịch hại
2. Kỹ thuật xử lý cho ra hoa
– Đặc tính ra hoa của cây xoài
Do xoài có đặc tính ra hoa trên những chồi nhất niên (tức là chồi ra năm nào thì năm đó đơm hoa), do đó muốn cây xoài ra hoa tốt trước tiên phải kích thích ra chồi tốt, việc làm này bà con nông dân cần thực hiện ngay sau khi thu hoạch.
trước tiên cần vệ sinh vườn cây, tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cằn cỗi, những chồi đã ra hoa hoặc cuống bông vụ trước để tạo thông thoáng cho vườn xoài.
– Cắt tỉa tán để xoài ra hoa đồng loạt
Ngoài ra vườn còn có thể sửa tán đối với những cây quá cao hoặc cắt bỏ những cành vượt che lẫn nhau, nếu làm tốt sẽ giúp xoài ra chồi đồng loạt, tập trung tạo điều kiện thuận lợi đẻ xử lý đơm hoa về sau
– Bón phân cho xoài gia đoạn phục hồi
Tiếp theo cần bón phân tưới nước để cho cây xoài phục hồi. Công thức phân mà chúng ta bón cho giai đoạn này là kích thích cho ra đọt thì bà con cần chú ý là bón đạm và lân cao hơn kali, tỷ lệ khuyến cáo giữa lân, đạm và kall là 2-1-1, lượng phân tùy theo tuổi cây, theo đường kính tán, đặc biệt tùy vào năng suất của vụ trước (nếu năng suất vụ trước càng nhiều, càng cao thì lượng phân bón lại cần nhiều để bồi bổ lại cho cây)
Cần phải tưới nước sau khi bón để cây hấp thụ phân. Nếu thu hoạch trong mùa khô thì tưới nước mỗi ngày một lần cho tới khi cây ra đọt non thì tưới 2 lần một tuần để giúp cho đọt phát triển tốt
– Kích thích ra đọt non trên cây xoài
Trong giai đoạn cắt tỉa cành, tạo tán thì bà con nông dân nên phun các loại thuốc trừ các đối tượng dịch hại có thể lưu tồn từ vụ trước đẻ giảm các áp lực dịch bệnh cho vụ sau, khi cây ra đọt thường có nhiều đối tượng dịch hại tấn công chồi, lá non nên bà con cần chú ý thăm vườn thường xuyên để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Những đối tượng cần chú ý phòng trừ trong giai đoạn này bọ cắ lá, sâu tổ, rầy bông xoài, bệnh thán hư. Khi chồi đạt kích thước trưởng thành cũng là giai đoạn xử lý hóa chất để tạo mầm hoa
– Xử lý hóa chất để tạo mầm hoa trên cây xoài
Khi chúng ta kích thích cho cây ra đọt và khi đọt có lá kích thước trưởng thành ( tức là khoảng 3-4 tuần), bà con có thể phân biệt bằng cách nhìn thấy lá có màu đồng, cho đến lá có màu xanh nhạt thì tương ứng với tuổi khoảng 3 tuần và có thể kéo dài đến 10-12 tuần, đây là thời điểm thích hợp để bà con kích thích tạo mầm hoa
Theo kết quả của những nhà nghiên cứu cho thấy rằng để cho cây xoài tạo mầm hoa hiệu quả nhất bà con có thể dùng 2 sản phẩm Paclobutrazol nguyên chất (hoặc Paclobutrazol 20%)
– Biện pháp hỗ trợ tạo mầm trên cây xoài
Sau khi xử lý hóa chất trên cây xoài bà con nông dân cần tăng cường chăm sóc để quá trình tạo mầm hoa của xoài được thuận lợi hơn.
Giai đoạn tạo mầm hoa, kích thích cây xoài có thể trổ hoa được thì đối với cây xoài Hòa Lộc kéo dài 2,5 – 3 tháng, còn đối với xoài cát chu thì khoảng 1,5- 3 tháng sau khi xử lý hóa chất. Vì vậy khi xử lý bằng hóa chất Paclobutrazol để giúp khả năng tạo mầm hoa tốt hơn thì bà con nên bón thêm phân ó hàm lượng lân và kali cao.
Đối với xoài cát hòa lộc thì 1 tháng sau khi xử lý bằng hóa chất bà con bón phân DAP và Kali Clorua theo tỉ lệ 1:1 để giúp cây có sức khỏe và tạo mầm tốt hơn
– Biện pháp kích thích xoài nở hoa đồng loạt
Tiếp theo giai đoạn tạo mầm là thời kỳ xử lý ra hoa . Để xử lý ra hoa xoài hiệu quả bà con nông dân nên chọn thời điểm có điều kiện thời tiết khô ráo, tránh mưa bão ảnh hưởng đến quá trình xoài ra hoa, một yếu tố quan trọng khác bà con cần lưu ý là cần xá định đúng thời điểm cần xử đơm hoa
+ Xác định thời gian xoài trổ hoa: thời kỳ kích thích xoài trổ hoa thông thường bà con xác định dựa thời gian khi xử lý hóa chất, đối với cây xoài cát Hoa lộc là 2,5-3 tháng, xoài cát chu khoảng 1,5-2 tháng, nếu kích thích sớm hơn thời gian này chồi sẽ bị yếu, tỷ lệ hoa lưỡng tính thấp. ngoài ra bà con còn có thể quan sát đặc điểm hình thái bên ngoài của lá xoài hoặc đỉnh sinh trưởng của của chồi. Thông thường lá xoài giai đoạn phù hợp để kích thích ra hoa là lá xoài có màu đậm, nổi gân rõ và mép lá cong lên hình lượn sóng, đỉnh sinh trưởng u lên rất rõ
+ Giai đoạn phát triển của xoài: Khi xoài bắt đầu nhú mầm hoa, bà con nông dân cần hực hiện một số biện pháp để chồi đơm hoa đồng loạt để tỷ lệ sinh trái cao hơn. Để kích thích cây xoài trổ hoa bà con nên dùng hóa chất Thio urea hoặc Kali Nitorat
+ Giai đoạn xoài nở hoa: có thể nói giai đoạn xoài nở hoa là thời điểm quyết định rất nhiều đến kết quả của việc xử lý đơm hoa xoài bởi thời kỳ này bông xoài rất nhạy cảm với các tác động của thời tiết, dịch hại và dinh dưỡng ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu trái non. Những dịch hại nặng nề có thể gây hại nghiêm trọng cho cây xoài gồm rầy bông xoài, bọ trĩ, bệnh thán thư
Để tăng tỷ lệ đậu tráu thf trong giai đoạn hoa chuẩn bị nở chúng ta có thể phun các chế phẩm chứa vi lượng bo hoặc canxi bo (loại không đạm)
3. Chăm sóc trái, hạn chế xoài rụng và kỹ thuật nuôi lớn quả
– Giai đoạn 30 ngày sau khi đậu trái non
Trong giai đoạn này bà con chăm sóc để hạn chế quá trình rụng trái non. thông thường giai đoaạn này rụng trái rất nhiều và chia ra làm 3 thời kỳ:
+ Thời kỳ đầu là 1 tuần sau khi đậu trái non: Thời kỳ này có thể rụng rất nhiều do sự bất lợi của thời tiết như khô hạn hay thiếu dinh dưỡng, để hạn chế việc rụng trái non bà con nên phun phân bón lá NPK15-30 với nồng độ 0,5% để cung cấp và bổ sung dinh dưỡng cho cây, hạn chế việc rụng trái non
+ Từ 2-3 tuần sau khi đậu trái: giai đoạn này có thể rụng trái vẫn rất nhiều do thiếu chất điều hòa sinh trưởng. Để hạn chế quá trình rụng trái xoài non chúng ta nên phun chất kích thích sinh trưởng Auxin với nồng độ 20 phần một triệu
+ thời kỳ từ 4-5 tuần sau khi ra trái: đây là giai đoạn sinh lý cuối cùng, trái lúc này rụng rất nhiều. Để khắc phục trái rụng giai đoạn này bà con nên khắc phục bằng chất kích thích sinh trưởng Gibberelin GA3 với nồng độ 10-20 phần triệu
– Giai đoạn nuôi quả và tăng trọng lượng trái cây
Vào giai đoạn này (30-40 ngày sau khi đậu trái non) bà con nông dân cần tăng cường cung cấp chất dinh dưỡng cho vườn xoài để trái xoài phát triển toàn diện, cần bổ sung một số chất trung vi lượng để hạn chế tình trạng nứt trái
Lượng phân giai đoạn này bà con có thể dùng phân đạm, lân, kali với tỷ lệ 1:1:1
Giai đoạn này đã kết thúc việc rụng sinh lý nên chúng ta có thể tiến hành bao quả, trước khi tiến hành bao chúng ta có thể phun các loại thuốc ngừa sâu bệnh rối mới tiến hành bao trái
– Giai đoạn nâng cao giá trị thương phẩm của trái cây
Khi trái phát triển đạt kích thước tối đa có thể tăng cường bổ sung phân bón để cải thiện phẩm chất trái. Không nên bón phân đạm ở giai đoạn này dễ dẫn đến xoài bị bệnh thán thư và bệnh xì mủ trái. Công thức phân bón thời lỳ này là đạm, thấp và kali, hoặc có thể bón phân NPK 16.16.16 kết hợp bổ sung thêm phân Kali giúp trái có chất lựng hơn
Nguồn: theo PGS.TS Trần Văn Hâu (Trường đạ học Cần Thơ)