Đúng với cái tên của mình, cây hạnh phúc được coi là lá bùa may mắn giúp người sở hữu giữ được các mối quan hệ tốt đẹp với các thành viên trong gia đình, giữ gìn hòa khí, gia tăng sự sung túc
1. Cây hạnh phúc
1.1. Nguồn gốc của cây hạnh phúc
Tên thường gọi: cây hạnh phúc
Tên khoa học: Radermachera sinica
Tên tiếng anh: Happy tree
Tên gọi khác: cây gừng cảnh
Phân bố trên khắp các vùng của Việt Nam
Cây hạnh phúc có nguồn gốc từ Nam Âu và Tây Á. Hình dáng cây khá to và mập, thân gỗ có chiều cao trung bình là 2m. Cây có hoa rất đẹp và chúng lại phù hợp với khí hậu của nước ta.
Cây hạnh phúc mang ý nghĩa tốt đẹp nên được nhiều người ưa thích và nó cũng rất dễ chăm sóc
1.2. Đặc điểm của cây hạnh phúc
– Cây hạnh phúc là dạng cây thân gỗ, tán lá quanh năm xanh tươi
– Khả năng sinh trưởng rất tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam]
– Thích hợp với khí hậu nóng ẩm của vùng khí hậu nhiệt đới
– Thân cây dạng gỗ chia làm nhiều nhánh, chiều cao có thể đạt tới 20m
– Tán lá rộng xum xuê, tỏa rộng đối sứng nhìn rất đẹp
– Lá dày, màu xanh đậm sáng bóng, hình ovan có gân chìm
– Hoa đơn tính có 5 cánh thường mọc thành cụm và nở vào mùa hè
– Quả hình cầu, mọng và trơn
2. Ý nghĩa và tác dụng của cây hạnh phúc
2.1. Ý nghĩa của cây hạnh phúc
*) Là loại cây cảnh đẹp dùng để trang trí
Cây hạnh phúc là cây thân gỗ, có hình thức đẹp, bắt mắt. Vì thế mà bất cứ ai cho dù chưa biết ý nghĩa phong thủy thực sự của nó thì cũng có thể trồng trong nhà để trang trí
Một cây hạnh phúc được trưng bày trong nhà sẽ làm cho không gian căn nhà thêm sáng hơn, tràn đầy sinh khí hơn. Cây hạnh phúc sẽ tạo ra điểm nhấn cho căn phòng, giúp tăng thêm vẻ sang trọng, lịch sự cho căn phòng ấy và làm cho nó gần gũi với thiên nhiên hơn
Bên cạnh đó, cây hạnh phúc được trồng trong nhà còn là 1 cái máy lọc mini/ Loài cây này có tác dụng rất tốt trong việc lọc bụi bẩn, giúp không khí trong phòng được trong lành và tươi mát hơn.
*) Mang lại hạnh phúc cho gia đình
Loại cây này có ý nghĩa như tên của nó, đó là mang lại hạnh phúc cho gia đình. Hanhhj phúc ở đay là loại cây mang lại rất rộng có thể kể đến là:
– Mang lại hạnh phúc lứa đôi, gia đình yên ấm
Cây hạnh phúc có chứa nhiều năng lượng tốt, nhiều khí tường hòa. Khi đặt chúng trong nhà, những dòng khí này tỏa ra có thể giúp tâm trạng của các thành viên trong gia đình được tốt hơn, yên vui hơn
Hơn thế nữa, theo phong thủy loài cây này còn có tác dụng lớn trong việc duy trì hạnh phúc lứa đôi. Một số nhà phong thủy cho rằng, sự xuất hiện của cây hạnh phúc trong nhà có thể khiến cho mối quan hệ vợ chồng được ấm êm hơn, vợ chồng hòa thuận thương yêu nhau hơn và sớm sinh được quý tử để nối dõi tông đường. vì thế mà những gia đình nào đang có dấu hiệu lục đục nên trồng một chậu cây hạnh phúc trong nhà để gia đình được ấm êm hơn
*) Mang đến sức khỏe
Cây hạnh phúc chứa một lượng sinh khí dồi dào. Khi trồng chúng trong nhà, loài cây này có thể tỏa ra nguồn năng lượng vô tận đó, khiến cho các thành viên trong gia đình có tinh thần phấn chấn hơn, từ đó cũng cảm thấy khỏe khoắn hơn
Về lâu về dài, cây hạnh phúc có thể dần bổ sung thọ nguyên cho các chủ nhân của ngôi nhà, giúp họ sống lâu hơn để hưởng phúc cùng con cháu. Đặc biệt gia đình có người lớn tuổi, nên trồng một cây hạnh phúc trong nhà để thân thể luôn được an khang, minh mẫn
*) Hút tài lộc cho gia đình
Tài lộc, công danh cũng là một loại hạnh phúc, thậm chí là hạnh phúc của cả đời người. Vì thế mà cây hạnh phúc cũng có tác dụng bổ sung những thứ này cho gia chủ
Theo đó, khi trồng 1 cây hạnh phúc trong nhà, công việc làm ăn buôn bán của gia đình bạn sẽ trở nên may mắn và thuận lợi hơn, hạn chế được tối đa những thua lỗ có thể xảy đến.
Đối với những người theo nghiệp học hành, đây có thể được coi là 1 pháp khí phong thủy quan trọng giúp cho việc họchành thi cử của họ gặp nhiều may mắn, đỗ đạt cao.
Đối với những ai đang theo nghiệp làm quan, cây hạnh phúc có thể mang đến cho họ nhiều thăng tiến để có được địa vị và quyền lực cao trong xã hội
*) Mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người
Với những ai không tin vào tâm linh, phong thủy, cây hạnh phúc vẫn là một tấm gương cho họ nhìn vào và học tập. Cây hạnh phúc dễ chăm sóc, dễ sinh sôi, nảy nở. trong môi trường khô cằn, thiếu ánh sáng, thiếu nước và chất dinh dưỡng, nó vẫn có thể sống khỏe mạnh, tươi tốt và có thể coi là nguồn đông lực để họ cố quyết tâm vươn lên trong cuộc sống
2.2. Tác dụng của cây hạnh phúc
– Mang lại những ý nghĩa tốt đẹp nên cây hạnh phúc thường được trồng trong nhà như một loại cây trang trí, làm đẹp cho không gian thêm tươi mới và tràn đầy sức sống. Đặt một chậu hạnh phúc trong phòng ngủ, phòng làm việc tạo nên nét đẹp độc đá, truyền cảm hứng cho gia chủ
– Cây hạnh phúc thường được sử dụng làm cây lấy bóng mát trang trí cho các khu vườn, hoặc được đem trồng chậu đặt tại nơi có không gian rộng rãi như tiền sảnh, hoặc cũng có thể đặt tại tiền sảnh, hành lang, thậm chí trong các văn phòng
– Ngoài ra, cây hạnh phúc còn là một món ăn rất giàu vitamin C sử dụng trong các món súp, tráng miệng … Quả của cây có thể sử dụng như một loại đậu khi còn non. Gỗ của cây có thể được sử dụng để làm nội thất
Giống như bất kỳ một loại cây cảnh nào, cây hạnh phúc với tán lá xum xuê cũng là trợ thủ đắc lực giúp cung cấp 1 lượng oxy lớn cho không gian nhà bạn. Ngoài ra, cây cs khả năng hấp thụ những chất độc hại mà con người, máy móc thải ra, thanh lọc không khí một cách hiệu quả, đem lại sự an toàn, khỏe mạnh cho các thành viên trong gia đình hay văn phòng
Đúng như với tên gọi của mình, cây hạnh phúc được coi là lá bùa may mắn giúp người sở hữu giữa những mối quan hệ tốt đẹp với các thành viên trong gia đình, giữ hòa khí, gia tăng sự sung túc cho gia đình.
Vì vậy, cây thường được dùng làm quà tặng cho người thân, bạn bè để thể hiện sự yêu thương và mong muốn người nhận nhận được những điều tốt đẹp
3. Những thắc mắc về cây hạnh phúc
3.1. Cây hạnh phúc hợp mệnh gì?
Với màu sắc chủ đạ là màu xanh đậm nên cây hạnh phúc là cây hợp với mệnh Kim nhất.
Những người mệnh kim trồng cây hạnh phúc trong nhà sẽ giúp họ cân bằng lại cuộc sống gia đình sum vầy, viên mãn.
Ngoài ra, theo tứ hành xung thì Kim sinh thủy nên cây hạnh phúc còn hợp với những người mệnh thủy
Cây hạnh phúc hợp với tuổi nào?
Trên thực tế nhờ vào màu xanh đặc rưng của lá nên cây hợp với cả 12 con giáp, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sở hữu 1 chậu cây hạnh phúc trog nhà của mình, đem đến sự may mắn, viên mãn, hạnh phúc nhé
3.2. Cây hạnh phúc có hoa hay không?
Đáp án chính là có
Cây thường nở hoa vào mùa xuân và mùa hè. Hoa hạnh phúc đại diện cho 1 tình yêu trong sáng, thuần khiết. Hoa hạnh phúc thường mọc ra từ nách lá hoặc cành. Sau khi hoa tàn sẽ kết quả hình quả đậu
Khi cây hạnh phuc sra hoa báo hiệu quãng thời gian hạnh phúc của bạn đang đên gần. Tình yêu của bạn sẽ nảy nở, đơm hoa kết trái
3.3. Cây hạnh phúc nên đặt ở vị trí nào?
Bạn có thể chọn trồng cây hạnh phúc ở bất kỳ vị trí nào tùy thích. Những vị trí bạn trồng nên đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
– Cây phải được trồng ở những vị tri râm mát, có ánh sáng nhiều nhưng không chịu ánh nắng trực tiếp chiếu vào
– Nên chọn đặt cây trong nhà, trên các kệ tử, cửa sổ hay trực tiếp trên bàn
– Bạn nên chọn giống cây mập mạp, thân chắc khỏe và lá không bị vàng hay rụng
3.4. Cây hạnh phúc để bàn làm việc có được không?
Cây hạnh phúc để bàn trông rất ngộ nghĩnh, đáng yêu thường được để trên bàn làm việc, phòng khách nhìn rất thu hút và đẹp mắt, giúp chúng ta thư giãn tinh thần thoải mái hơn.
Ngoài ra, cây còn mang ý nghĩa theo phong thủy là sự độc đáo, đầy quyến rũ thể hiện được nét sang trọng của gia chủ. Khi trồng cây hạnh phúc để bàn chúng ta sẽ cảm thất bình yên, ấm áp ở trong lòng
Cây hạnh phúc để bàn thích hợp để trong văn phòng máy lạnh, mát mẻ khả năng sinh trưởng cũng rất tốt. khi trồng cây dặt ở bàn, cửa sổ… cũng giúp cho bạn bớt đi căng thẳng, tinh thần thoải mái hơn
4. Cách trồng và chăm sóc cây hạnh phúc
4.1. Cách trồng cây hạnh phúc
Cây hạnh phúc có sức sống mãnh liệt, nên khi bạn có thể trồng quanh năm. Tuy vậy, để cây con có thể phát triển tốt thì bạn nên trồng vào mùa mưa, khi đó khí hậu sẽ phù hợp nhất
*) Chuẩn bị đất
Bạn nên chuẩn bị đất trồng giàu chất dinh dưỡng một chút, đảm bảo đất tơi xốp, có khả năng thoát nước. Nên trộn thêm phân hữu cơ, xơ dừa, trấu để bổ sung mùn và dinh dưỡng cho đất
*) Trồng cây trên đât
Đầu tiên, đào hố rộng khoảng 3 lần đường kính, sâu bằng chiều cao của bầu cây. Tiếp đến, xé bầu nilon, đặt cay xuống, lấp đất lại nhưng không nén quá chặt
Tưới nước đều đặn để duy trì độ ẩm cho cây, chỉ vài ngày là cây có thể bén rễ và sinh trưởng như bình thường
*) Trồng cây trong chậu
Tùy kích thước của chậu mà ta lót một lớp đất khoảng 1/3 chậu trước, sau đó cho cây vào và lấp đất lại như bình thường
Tưới nước thường xuyên để cấp ẩm cho cây, chậu phải có lỗ thoát nước để tránh ngập úng
*) Chiết cành
Để cây con sinh trưởng nhanh, bạn nên nhân giống bằng cách chiết cành, cách thực hiện này cũng không khác gì các phương pháp chiết cành bình thường
Lựa chọn cành khỏe mạnh, lá xanh không bị sâu bệnh sau đó tiến hành khoanh vỏ, đắp bầu. Khi nà cành ra rễ thì cắt và trồng vào chậu, tưới nước thường xuyên là cây sẽ sống tốt
4.2. Cách chăm sóc cây hạnh phúc
Ngoài trồng cây, bạn cũng cần chú ý quá trình chăm sóc cây để cho cây khỏe mạnh, đặc biệt là khiến cho cây ra hoa
– Tưới nước:
Là loài cây ưa ẩm, bạn thường xuyên tưới nước duy trì độ ẩm cho đất. thông thường, nếu như trồng ngoài trời bạn nên tưới cây 12 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối
Nếu cây trồng trong văn phòng, ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời thì có thể tưới 3 lần 1 tuần. bạn nên quan sát đất để điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp, cây không bị ngập úng
– Nhiệt độ:
Là cây nhiệt đới, cây hanh phúc thích nghi tốt với khí hậu Việt Nam . Nhiệt độ trung bình để cây phát triên rtoots là từ 18 – 28 độ C
– Ánh sáng:
Nên trồng cây ở những vị trí có nhiều ánh sáng nhưng không trực tiếp tiếp xúc với ánh nắng gay gắt của mặt rời. Đồng thời mỗi tuần bạn neencho cây phơi nắng khoảng 1 tiếng để kích thích cây quang hợp
– Dinh dưỡng:
Cây có sức sống tốt nên bạn không cần phải bón phân quá nhiều, khoảng 4 – 5 tháng thì bón 1 lần. Phân bón có thể sử dụng phân NPK, trộn thêm phân chuồng, mùn cưa để tăng chất dinh dưỡng cho cây
– Phòng trừ sâu bệnh
Các bệnh thường gặp của cây hanh phúc là có thể bị đốm lá, rầy hay thối rễ. bạn cần thường xuyên cắt tỉa, quan sát để nhanh chóng phát hiện và có biện pháp loại bỏ. Nếu cây bị nặng thì có thể mua thuốc trừ sâu về phun
4.3. Cây hạnh bị rụng lá thì cần chú ý các yếu tố sau
– Đất trồng phải đảm bảo sự tơi xốp, có giá trị dinh dưỡng cao
– Khi trồng cây cần chú ý đào hố rộng hơn 3 lần bầu cây và hố cần sâu
– Không được làm vỡ bầu khi trồng để tránh cây bị chết
– Trồn cây cần chú ý những nơi đất có thể hút ẩm tốt nhất
– Khi tưới cây nên dùng một lượng nước phù hợp để làm ẩm đất, không cần tưới nước quá nhiều khiến cây có thể bị chết
– Bạn cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng cho cây đều đặn 1 tháng 1 lần
– Khi trồng cây cần chú ý đến yếu tố tỉa cành lá để cây phát triển tốt nhất
– Chú ý phòng trừ sâu bệnh để cho cây phát triển tốt
Khi trồng cây hạnh phúc thường rụng lá nhiều vào thời kỳ đầu mới mua về. Điều này có thể do cây chưa thích nghi với điều kiện môi trường mới hoặc có thể do nhà bạn hơi kín và ánh sáng quá yếu khiến cho cây không quang hợp được
Ngoài ra, tưới nước quá nhiều cũng khiến cây bị đen đầu và rụng lá. Nếu cây có những biểu hiện trên bạn nên cho cây ra nơi thoáng mát và có nhiều ánh sáng hơn, điều tiết lại lượng nước tưới cho cây