Từ lâu, cây mật gấu đã được sử dụng  phổ biến hàng ngày với đa cộng dụng. Vậy công dụng của cây mật gấu là gì, uống hàng ngày có tốt không mà sao nhiều người bệnh lại tìm kiếm đến như vậy. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé

1. Cây mật gấu

Tên thảo dược: cây mật gấu

Tên gọi khác: Cây mật gấu nam, Cây lá đắng, cây kim thất tai

Tên khoa học: Gymnanthenum Amygdalinum

Họ: cúc

1.1. Đặc điểm thực vật

– Cây mật gấu thuộc thực vật thân thảo và sinh sống thành từng bụi. Khi trưởng thành, cây có chiều cao trung bình từ khoảng 2 đến 2,5m. Sự sinh trưởng của cây phụ thuộc rất lớn vào chất lượng ánh sáng và chất lượng đất trồng

– Lá cây tựa lá xoan, cứng vừa phải, rìa có răng cưa nhỏ. Lá có thể rộng từ 2 – 4cm và dài từ 6 – 10cm khi cây trưởng thành.

– Hoa cây mật gấu màu vàng

 

Cây mật gấu có tác dụng gì? Tác dụng của cây mật gấu | Vinmec

Cây mật gấu được trồng phổ biến ở nhiều nơi

nhạt, 6 cánh và thường mọc thành từng cụm. Mỗi bông hoa có nhiều phần lá đài ở bên dưới, mỗi lá đài xếp thành 3 vòng liên tiếp, hoa nở tại phần ngọn của thân cây. Hàng năm, hoa mật gấu thường nở từ tháng 2 đến tháng 4

– Sau khi hoa của cây mật gấu tàn là thời điểm ra quả, Quả mật gấu có màu xannnh nâu, mọc ở phần ngọn cây

1.2. Cây mật gấu có mấy loại

Phân biệt cây mật gấu và cây lá đắng

Có cây mật gấu miền Bắc và cây mật gấu miền Nam

Đây là câu hỏi của nhiêù người đặt ra khi tìm hiểu về cây mật gấu. theo kinh nghiệm dân gian, cây mật gấu có hai loại là cây mật gấu miền bắc và cây mật gấu miền nam.

– Cây mật gấu miền bắc (hoàng liên ô rô)

Cây mật gấu miền bắc, hay còn gọi là hoàng liên ô rô, là cây thân gỗ, thuộc họ Hoàng Liên. Cao có thể tới 5m. Vỏ thân cây màu đỏ, không có gai. Lá mọc đối xứng, có màu xanh, hình lông chim. Phiến và cuống có nhiều gai. Hoa có màu ơvangf, tập trung ở ngọn, quả có màu xanh

– Cây mật gấu miền nam

Cây mật gấu miền nam cao từ 2 – 4m mọc thẳng đứng, cây bao phủ hoàn toàn bởi màu xanh. Lá cây mềm, hình nang trứng, có cuống, rộng từ 3 – 5cm. Loại này thường được dùng làm thuốc, vì có vị rất đắng nên gọi là “cây lá đắng”

1.3. Phân biệt cây mật gấu và cây mật nhân như thế nào

Hình ảnh nhận biết cây bách bệnh- cây mật nhân

 

Cây mật gấu miền Bắc được sử dụng nhiều hơn

Mật gấu và mật nhân là hai loại dược liệu phổ biến. Tuy nhiên, với đặc điểm thực vật khá giống nhau, không ít

người có sự nhầm lẫn về hai loại thuốc này. Chúng ta có thể dựa vào những đặc điểm sau để phân biệt cây mật gấu và cây nhân mật

– Cây nhân mật có rễ màu vàng nhạt bên ngoài. Khi đun thành thuốc, chúng có mùi thơm ngậy đặc trưng, tuy nhiên vị thuốc lại rất đắng

– Cây lá đắng có màu vàng đậm. Khi đun, thuốc có mùi khó chịu, vị thuốc có độ đắng nhẹ, không quá đắng như cây nhân mật

1.4. Cây mật gấu thường mọc ở đâu? phân bố như thế nào

Cây mật gấu chữa bệnh gì? Tác dụng, cách ngâm rượu cây mật gấu

 

Lá cây có thể sử dụng dạng tươi hoặc khô

Có thể dễ dàng tìm thấy dược liệu này ở nhiều nước Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ hay Việt Nam.

Ở nước ta cây mật gấu phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc – nơi có thời tiết mát mẻ và tốt cho sự sinh trưởng của nhiều loại dược liệu. Trong đó, các tỉnh như Lai Châu, Cao Bằng, Lao Cai, Bắc Cạn… là nơi xuất hiện nhiều cây lá đắng nhất

Ngoài ra, vùng cao nguyên Langbiang – Lâm Đồng cũng có sự xuất hiện của cây mật gấu. tuy nhiê so với vùng núi phía Bắc thì sự phân bố này là không nhiều

Ngoài việc cây sinh trưởng trong tự nhiên, hiện nay có rất nhiều trung tâm, cơ sở dược liệu trên toàn quốc đã phối giống và nuôi trồng thành công loại thảo dược quý này

1.5. Thu hái và bào chế cây lá đắng

Lá và thân cây là bộ phạn được thu để làm thuốc. Cây lá đắng có đặc điểm nổi bật là có thể thu hoạch quanh năm. tuy nhiên, theo kinh nghiện dân gian, để công dụng của cây mật gấu được đảm bảo nhất, thời điểm thích hợp để thu hái là khi cây trưởng thành không quá non và cũng không quá già

Sau khi thu hoạch cay thì việc sơ chế được thực hiện theo những các dưới đây

– Sơ chế dược liệu là để loại bỏ hoàn toàn chất chẩn rồi dùng tươi

– Rửa sạch bằng nước rồi sấy hoặc phơi khô

– Ngâm rượu để dùng dần

Lá thuốc quanh ta: Uống lá mật gấu tươi có tác dụng gì? | Phụ Nữ & Gia Đình

Cây mật gấu có thể được thu hái quanh năm

2. Lá mật gấu

Lá mật gấu là một bộ phận của cây mật gấu (cây lá đắng), đây là loài cây có nguồn gốc từ Châu phi và được sử dụng như một nguyên liệu để nấu các món canh, món súp và còn được dùng để sát khuẩn

Lá cây mật gấu có màu xanh sẫm, mọc tách biệt và  hình trái xoan với phần đầu và đuôi lá nhọn

Cách Dùng Lá Mật Gấu Giảm Cân Siêu Hiệu Quả • Leep.app

 

Lá mật gấu có rất nhiều công dụng…

Tác dụng của lá mật gấu

– Cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể

– Ngăn ngừa một số bệnh ung thư

– Ổn định huyết áp và bảo vệ tim mạch

3.  Cây mật gấu có tác dụng gì

Theo nhiều nghiên cứu, cây mật gấu chứa một số thành phần tốt cho sức khỏe như beta – carotene, protein, vitamin và khoáng chất. Trong y học, cây mật gấu là vị thuốc đa công dụng, chữa đa bệnh. Dựa trên một số thực nghiệm và kinh nghiệm từ y học dân gian

 

Cây mật gấu có tác dụng chữa trị bệnh gì đối với sức khỏe?

Cây mật gấu rất tốt cho những người bị đau dạ dày

*) Một số quốc gia sử dụng cây mật gấu để hỗ trợ điều trị các bệnh như:

 – Cogo: Người dân sử dụng vỏ rễ chữa viêm dạ dày, kiết lỵ, sốt rét, nhiễm giun và viêm gan

 – Ấn Độ: Cây mật gấu được dùng để giảm nhanh các triệu chứng sốt, điều trị tiểu đường, ngăn chặn sự sinh sôi của virus HIV, dùng cành, rễ chữa cảm cúm, phát ban hay bị viêm vú

 – Nam Phi: người dân sử dụng cây này để chữa giun san, hiếm muộn hay  rối loạn kinh nguyệt 

 – Khu vực Tây Phi: sử dụng cây và lá mật gấu làm trà điều trị bệnh táo bón, lợi tiểu, tiểu đường loại 2, nhiễm trùng da, bệnh chuyển hóa liên quan tới gan.

*) Một vài công dụng đáng chú ý của cây mật gấu như:

 – Khả năng chống oxy hóa cao

 – Giảm chỉ số cholesterol xấu

 – Ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tế bào ung thư, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, ngăn chặn hoạt động của tế bào ung thư vú, ung thư sạ dày

 – Hỗ trợ điều trị viêm gan

 – Giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch

 – Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

 – Giúp hạ sốt và giảm căng thẳng

 – Chữa trị viêm ruột thừa

 – Hõ trợ điều trị bệnh lỵ

*) Tác dụng của cây mật gấu miền nam

Lá mật gấu là một trong những loại lá cây uống mát gan, có tác dụng hỗ trợ giải độc, làm mát gan, thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da hay tiêu chảy

Hơn thế nữa, uống nước lá mật gấu có thể điểu trị đại tràng, ổn định huyết áp, rối loạn lipid máu… và chống các tác nhân gây ung thư. Đặc biệt là ung thư gan và ung thư tuer cung

4. Cách sử dụng cây mật gấu hàng ngày

Cả 2 loại đều có tác dụng nấu nước hàng ngày. sau khi rửa sạch, đem đum với nước, để nguội rồi uống. Uống nước cây mật gấu hàng ngày giúp mát gan, lợi tiểu, đặc biệt dùng giải rượu rất tốt

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc hay từ cây mật gấu Nam và cây Mật gấu Bắc. Chẳng hạn như bài thuôc sgiair rượu, bài thuốc chữa viêm gan, viêm túi mật… đem lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh. 

4.1. Bài thuốc ngâm rượu từ cây mật gấu

 

Cây mật gấu ngâm rượu có tác dụng gì? Cách ngâm từ A-Z

Rượu ngâm cây mật gấu sau 1 tháng có thể dùng được

Chuẩn bị:

 – 1kg cây mật gấu Bắc

 – 5 lít rượu trắng trên 40 độ

Khi ngâm rượu, nên chọn loại cây khô, lấy từ thân cây mật gấu Bắc sẽ hiệu quả hơn. Dược liệu được bán rộng rãi tại các hiệu thuốc Đông y, chúng ta có thể tới mua về ngâm

Cách ngâm: 

– Sau khi mua cây mật gấu về, đem rửa sạch, phơi nắng để ráo nước. Cho dược liệu vào bình thủy tinh ngâm rượu, đổ rượu vào ngâm. Không kết hợp với bất kỳ một vị thuốc đông y nào khác

 – Ngâm khoảng 1 tháng là có thể lấy ra uống. Tuy nhiên, rượu càng ngâm lâu sẽ càng hiệu quả và ngon hơn. Nên uống trước bữa ăn 30 phút, mỗi lần uống từ 1-2 ly nhỏ. Không được lạm dụng quá nhiều rượu thuốc

Tác dụng của rượu ngâm:

Uống rượu ngâm mật gấu mỗi ngày có tác dụng điều òa đường huyết, ổn định huyết áp, hạ men gan và giảm nguy cơ mắc ung thư. ngoài ra, nếu kết hợp uống trong thoa ngoài , các triệu chứng đau nhức xương khớp sẽ được cải thiện đáng kể.

4.2. Bài thuốc giải độc, mát gan

Chuẩn bị: 20g lá mật gấu và mật ong nguyên chất

Bài thuốc: 

 – Lá mật gấu sao vàng, sắc cùng 800ml nước, đun sôi rồi vặn lửa nhỏ cho đến khi còn tầm 250ml thì tắt bếp 

 – Sau đó, cho một ít mật ong  nguyên chất vào uống khi còn nóng, chia đều 2 lần trong ngày. Sử dụng bài thuốc thường xuyên rất tốt cho sức khỏe

4.3 Bài thuốc chữa viên gan cấp

Chuẩn bị: 40g cây mật gấu khô, 20g cà gai leo, 15g cây chó đẻ, 15g cây cỏ gà 

Bài thuốc: 

 – Đem các vị thuốc rửa sạch, nếu sử dụng cây tươi nên ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ chất bẩn, nấm, côn trùng.

 – Đun 1 lít nước, đun đến khi nước trong ấm còn khoảng 350ml thì tắt bếp. Chiết lấy nước chia đều uống trong ngày. Kiên trì sử dụng từ 1- 2 tháng thì tình trạng bệnh sẽ  được cải thiện

15 Tác dụng của cây mật gấu và những tác hại cần biết trước khi điều trị bệnh - KHBVPTR

 

Trà pha lá mật gấu có thể uống thay nước hàng ngày

4.4. Bài thuốc chữa viêm túi mật

Chuẩn bị 10 – 15g lá mật gấu khô, sao vàng

Bài thuốc: đem sắc với 1 lít nước trong 30 phút, khi sắc nước còn 350ml thì dừng lại. Chiết lấy phần nước uống trong ngày, uống nước lá mật gấu đều đặn 2 – 3 tháng tình trạng viêm túi mật sẽ được cải thiện

5. Đối tượng nào nên sử dụng cây mật gấu

Theo các chuyên gia đông y, cây mật gấu phù hợp cho một số bệnh nhân sau: 

 – Người mắc bện tiểu đường, huyết áp cao

 – Người đau, viêm dạ dày, sỏi thận

 – Người bị đau nhức xương khớp

 – Người thường xuyên sử dụng rượu bia

 – Người béo phì, thừa cân

 – Người thường xuyên mất ngủ

 – Người ho, khạc ra máu

 – Người bị viêm da, mụn trứng cá…

Những lưu ý khi sử dụng cây mật gấu

Cây mật gấu rất có lợi cho sức khỏe, có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều sau đây: 

 – Không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú

 – Cây mật gấu có hàm lượng chất kháng sinh khá cao nên không được lạm dụng 

 – Nếu đang dùng thuốc Tây, bạn nên dùng liều thấp cây mật gấu và vẫn duy trì lượng thuốc tiểu đường, hạ huyêt sáp như bác sỹ kê đơn

 – Cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi kết hợp với vị thuốc nào đó

Tùy cơ địa mỗi người mà vị thuốc này phát hy tác dụng nhanh hay chậm khác nhau, do đó cần duy trì đều đặn để thấy hiệu quả

Những tác hại và tác dụng phụ khi lạm dụng lá đắng

 – Tác dụng phụ cho tiêu hóa: gây ra tình trạng viêm nhiễm và suy giảm chức năng tiêu hóa như táo bón, đầy bụng hay khó tiêu

 – Tác dụng phụ cho huyết áp, tim mạch: dùng quá nhiều sẽ gây ra sự rối loạn hệ thống huyết áp. Làm tăng nguy cơ bị liệt chân tay, đột quỵ ở người dùng

 – Gây suy giảm hệ thống miễn dịch: làm cho hệ thống bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân vi khuẩn trở lên suy yếu. Gia tăng khả năng mắc các bệnh từ virus, vi khuẩn và nấm

 – Gây ngộ độc thực phẩm: uống quá nhiều nước lá đắng sẽ khiến cơ thể bị sốc thốc với những biểu hiện như đau đầu, nôn mửa, mặt tái xanh, chân tay run rẩy.

 – Gây hạ huyết áp đột ngột: uống quá nhiều cũng có thể gậy hạ huyết áp đột ngột, cần chú ý

Xem thêm:

Nụ hoa tam thất  dược liệu quý của núi rừng

Hoa Anh Túc loài hoa nhiều tranh cãi