Cây lộc vừng là cây cảnh phổ biến nhất hiện nay, được nhiều người ưa chuộng và chọn trồng trong khuôn viên của gia đình. Theo người phương Đông chúng có phong thủy quý, đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ
1. Cây lộc vừng
1.1. Nguồn gốc của cây lộc vừng
Với nhiều tên gọi khác nhau và nguồn gốc của loại cây này ở Bắc Úc và các nước Đông Nam Á
Lộc vừng được trồng nhiều và phân bố ở Lào, Thái Lan.
Còn ở Việt Nam cây được du nhập về và bất cứ thành phố nào trên toàn lãnh thổ Việt Nam đều có cây lộc vừng, và có rất nhiều giống cây lộc vừng khác nhau và chúng chỉ dựa trên hình dáng khác nhau mà thôi
Cũng giống như bao cây khác, ở Việt Nam lộc vừng cũng có nhiều tên gọi khác nhau: ở miền Bắc mọi người gọi chúng là cây lộc vừng, nhưng khi đến miền trung thì loài vây này được gọi là cây Mừng, và khi đổ bộ vào miền Nam thì người dân hay gọi chúng là cây Chiếc, cây rau vừng
1.2. Đặc điểm của cây lộc vừng
Đối với đặc điểm chung của cây lộc vừng chính là cây thân gỗ cao tới 25m
Lá của chúng nhỏ thuôn dài đẹp, dài tầm 35cm rộng 15cm. Lá của chúng có màu xanh tím, có thể ăn được. Nếu bạn ăn chúng sẽ thấy có vị chua và chá, và từ đó cây được nhiều người biết tới và dùng lá của nó. Lá của lộc vừng có thể dùng để làm cuốn nem hoặc rau ăn rất ngon.
Hoa lộc vừng lớn, có màu đỏ, hồng trắng, hoa tỏa mùi hương ngọt ngào thu hút dơi và bướm đêm để thụ phấn
Quả của cây lộc vừng nếu nhìn kỹ các bạn sẽ thấy được mặt ngang với giữa hình quả với những hình như hình hộp. Quae của chúng được xem là có đường kính khoảng 10cm. Lớp xơ của quả rất dày bao quanh thành, chính vì vậy quả có thể nổi trên toàn bộ mặt nước và có thể tồn tại rất lâu.
1.3. Cây lộc vừng có mấy loại và cách nhận biết
Hiện nay ở Việt Nam chúng ta cây lộc vừng có rất nhiều loại và đối với chúng mỗi hình dáng cây thường tương tự như nhau chỉ khác nhau một chút đặc điểm chính vì vậy bạn cần phải biết cách phân biệt khi đi chọ cây lộc vừng
– Cây lộc vừng chiếc – rau vừng xuất hiện ở Nam Bộ. Được xem là bắt nguồn từ môi trường trên biển có nước mặn mà tùy vào từng loại cây trên bờ biển và ngoài đảo xa của những nơi như Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương.
Phú Quốc, Việt Nam cũng có loại lộc vừng này, đây là loại cây được trồng dọc theo các đường phố với một mục đích làm trang trí cho cảnh quan đô thị. Loại cây này được trồng phổ biến và được tìm thấy nhiều nhất chính vì vậy ở Việt Nam thường phân bố nhiều ở những vùng ven biểm
– Cây lộc vừng hoa đỏ: được biết tới là một loại cây có hoa đẹp tuyệt vời, và chúng có nguồn gốc từ các vùng đất ngập nước ven biển ở Châu Á, Bắc Úc… Hồi chiến tranh người Pháp đem trồng ở Hà Nội và từ đó sau nhiều thăng trầm và biến đổi thì loài cây này được trồng phổ biến ở Việt Nam, sau những gì mà chiến tranh mang lại thì nó lại là một lịch sử vô cùng kỳ tích
– Cây lộc vừng hoa trắng: Có thể nói loại này cũng được xem là loại cây lộc vừng mang họ hoa chùm, và những dòng hoa chùm này thường thích hợp với những loại cây trồng ở công trình và làm đẹp tại sân vườn
2.1. Ý nghĩa của cây lộc vừng với đời sống
– Cây lộc vừng sẽ đem đến nhiều thuận lợi, mọi việc trong tương lai phía trước sẽ diễn ra tốt đẹp, thuận lợi theo ý mong muốn của mình.
Mỗi năm cây lộc vừng chỉ ra hoa có 1 lần, và nó giữ độ tươi từ khoảng 10 – 15 ngày, hoa đỏ cả 1 khoảng không gian. Màu đỏ lúc nào cũng tượng trưng cho sự may mắn, vui vẻ. vì thế, hoa lộc vừng màu đỏ, tươi sáng sẽ tượng trưng cho sự hưng thịnh, sung túc. Rất thích hợp dùng để làm quà tặng nhân dịp lễ tết, lên chức, thăng chức hay chúc mừng sinh nhật
– Đặc biệt, khi cây lộc vừng ra hoa điều đó có nghĩa là mọi việc sẽ chớm nở, phát triển. Đó cũng là lí do vì sao mọi người thường canh thời gian lúc cây ra hoa để phát triển sự nghiệp, làm ăn với đối tác của các doanh nhân. hoa lộc vừng sẽ giúp cho họ hanh thông mọi việc, mọi việc theo ý muốn, việc gì cũng thuận lợi
– Hoa lộc vừng màu đỏ rất đẹp, như màu sắc chủ đạo của ngày tết nguyên đán. Việc trồng cây lộc vừng và ra hoa sẽ báo hiệu cho sự may mắn, thành công, tiền tài vào như nước.
Trong khoảnh khắc giao mùa, hoa lộc vừng sẽ báo hiệu cho sức sống và sự năng động khi vào hè. Sắc đỏ của hoa lộc vừng sẽ tiếp thêm cho bạn năng lượng
2.2. Ý nghĩa phong thủy của cây lộc vừng
Xưa kia ở các đình làng, dinh thự hay nhà quan hay trồng cây lộc vừng mới mong muốn mang lại sự may mắn và tài lộc. Tên lộc vừng được cho là ứng với phát lộc
Theo quan niệm dân gian gốc cây lộc vừng to vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định khó di chuyển. Tuổi thọ cao của lộc vừng mang ý nghĩa trường thọ bách niên giai lão
Hoa lộc vừng màu đỏ, tươi sáng tượng trưng cho hỷ sự sung túc, hượng vượng… rất thích hợp để làm quà biếu tặng tân gia, thăng chức, lễ tết, sinh nhật. mỗi năm lộc vừng chỉ ra hoa có 1 lần kéo dài từ 10 – 15 ngày
Hoa của cây lộc vừng mầu đỏ rất đẹp, trồng cây lộc vừng để tài lộc vào nhà như nước để ngắm vừa để ăn và muốn tăng nguồn ngăng lượng dương cho ngôi nhà. Nhiều người trồng 2 – 3 cây cổ thụ hoặc cây cảnh khác để dung hòa nguồn năng lượng ẩn trong cây cũng là kiêng việc không trồng một cây cổ thụ
3. Cây lộc vừng đẹp, cây lộc vừng bonsai
3.1. Cây lộc vừng bonsai
Theo như chủ quan một số người đam mê cây cảnh bonsai, lộc vừng được tìm thấy ở các nước Đông Nam Á. Vì vậy nghệ thuật bonsai có sử dụng cây lộc vừng chưa được nhiều. Phần lớn các thế lộc vừng bonsai đều tự nhiên, hoặc vì tuổi thọ lớn của gốc cây, nên phần lớn ngừi chú ý tới nó.
*) Thế ngũ thân
Là thế nhiều thân cây được phát ra từ một gốc. Theo chuẩn thế cây tạo thành nhiều vòm lá nhỏ cách nhau. Điểm đặc biệt của thế này là các thân xếp theo hàng ngang. Làm tôn lên sự sung túc của thế ngũ thân.
Mỗi thân rướn lên một hướng có tán lá riêng. Tuy nhiên, phong cách ngũ thân của lộc vừng có nhiều biến thể
*) Thế thân đôi bonsai
Thế cây có thân đôi rất nhiều, bạn có thể tìm thấy nhiều cây có hai thân duy nhất. Các cành trên thân tỏa ra thành các vòm nhỏ. tổng thể là tạo được 1 vòm lớn giống các mái lá ở Việt Nam.
*) Thế quân tử bonsai
Để cây có thể vươn thẳng, cao và không phân nhánh. Thường ngọn cây sẽ bị cháy nắng hoặc lớp vỏ cây bị bong tróc. Việc này xảy ra khi mật độ cây trồng quá gần nhau. Trong khi nắng chiếu trực diện từ trên xuống, bạn có thể sử dụng vật cản nắng rào xếp xung quanh cây để tạo quá trình vươn lên của cây. Một thông điệp rất rõ ràng là phải đấu tranh để tồn tại
*) Thế bán thác bonsai
Một bộ phận của cây mọc trong bóng râm, trong khi sự phát triển cương ra đến hai phần ba ciều dài cây. Việc cây tìm đến ánh sáng, hoặc nơi có nước. Điểm hay của cây lộc vừng là nó không khi nào nghiêng quá đáy chậu.
Tuy nhiên, nếu cây được trồng nhân tạo cây cần được kéo liên tục để duy trì thế nghiêng. Các nhánh mới lại có khuynh hhuowngs phát triển theo môi trường mới mà nó cho là tốt nhất. thường chúng sẽ hướng đi lên
*) Thế nghiêng bonsai
Thân cây đỏ nghiêng trong kết hợp các tán lá đối xứng. Chỗ thân ở gốc phải dầy hơn và trông chắc chắn hơn. Mấu chốt là những nhánh lá phải gây được cảm giác cây đang lộng gió.
*) Thế chổi ngược bonsai
Thế chổi ngược bonsai rất đẹp, mùa cây lá rụng làm lộ ra những nhánh cây được cắt tỉa đối xứng như cây chổi ngược. Cây càng có nhiều nhánh nom càng đẹp. Vòm càng cồng kềnh càng được nhiều điêm hơn. Việc chăm sóc và cắt tỉa thường xuyên sẽ càng nhiều nhánh nhỏ.
*) Thế nghịch duy phong bonsai
Cây có thân ngược hướng với gió, trong khi các nhánh lại xuôi theo gió. Thân được nắn phát triển theo một hướng, sử dụng dây đấu một bên hoặc để ánh sáng chiếu một phía thân cây. Cũng như những thế khác, phần thân cây phải dầy hơn tại gốc. mỗi nhánh chĩa ra và không uốn khúc sẽ đạt điểm cao hơn
3.2. Cây lộc vừng đẹp
Cây lộc vừng dáng thác đổ
Cây lộc vừng dáng thác đổ là một trong những cây bonsai quý, nghệ thuật bonsai từ lâu đã trỏ thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người Việt Nam. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều những kiểu dáng độc đáo và lạ, với nhiều chủng loại bonsai khác nhau rất phổ biến như Sanh, Mai chiếu thủy… Nhưng đứng trước thế bonsai của cây lộc vừng bạn sẽ khó lòng bỏ qua mà đặc biệt là cây lộc vừng dáng thác đổ. Đây cũng là lý do vì sao cây lộc vừn bonsai trở thành đối tượng chủ chốt đực dân chơi cây cảnh săn đón như báu vật
Cây lộc vừng dáng trực
Dáng trực là dáng khá phổ biến đối với cây lộc vừng bonsai, bởi dáng khá dễ uốn và chăm sóc. Dáng thẳng nhưng tán rộng kiểu ô dù nên nhìn khá bắt mắt trông không quá thô, hoa mọc xoay quanh rủ xuống nhìn giống như một chiếc gõ ngựa quay tròn trong các khu vui chơi giải trí, đây đúng chất giống như một chiếc lồng đèn được thắp sáng vậy
Cây lộc vừng cổ thụ
Cây có tuổi đời lớn, thân cây đi qua thời gian nên trên thân bạn sẽ thấy được những vết cắt, vết sẹo nhưng tạo thành những dấu vết ấn tượng. Cây mộc mạc nhưng khí thế, hoa có màu đỏ tươi, đặc biệt là vào mùa xuân cây rụng lá ra chồi non thấy tràn đầy vượng khí tốt cho gia đình.
Cây lộc vừng thế quân tử
Với dáng thế ngay thẳng, uy nghiêm, thân hình nhỏ nhưng chắc chắn, lá và nhánh tập trung ở phía trên ngọn tỏa rộng ra ôm lấy phần thân mong manh, dáng thế tuy khá uy nghiêm nhưng lại thấy được sự dẻo dai, mộc mạc. phần gốc khá chắc chắn nhìn giống như với tên gọi quân tử rất ngay thẳng, chính trực và mạnh mẽ
Cây lộc vừng dáng huyền
Dáng huyền có thể nói là dáng thế cơ bản của các loại cây bonsai, đối với cây mừng thì các nghệ nhân rất chuộng dáng huyền bởi dựa vào các đặc tính nở hoa cũng như đặc điểm của hoa thì mọc rủ xuống dưới nên dáng huyền luôn là sự lựa chọn phát huy hết nét đẹp của cây bonsai khi ra hoa
4. Những thắc mắc về cây lộc vừng
4.1. Cây lộc vừng hợp mệnh nào
Cây lộc vừng hợp nhất với người mệnh hỏa, thủy, mộc
Cây lộc vừng hợp với những người tuổi: 1942 Nhâm ngọ, 1943 Quý Mùi, 1948 Mậu tý, 1949 Kỷ sửu, 1956, 1957, 1964, 1965, 1974, 1975, 1978, 1980, 1981, 1982, 1986, 1987, 1994, 1996, 1997
4.2. Vị trí đặt cây lộc vừng đẹp và hợp phong thủy
Nên trồng cây gần nhà, nơi đầy đủ ánh sáng và hướng cây về phía cửa nhà – như việc rước tài lộc về nhà
Nếu có ý định trồng cây cảnh, bạn hãy tham khảo ý kiến chuyên gia phong thủy để xem địa thế, hay vị trí căn nhà có phù hợp trồng trước nhà hay không
4.3. Có nên trồng cây lộc vừng trước nhà hay không
Có rất nhiều lời khuyên không nên trồng cây lộc vừng trước cửa nhà. bởi cửa nhà chính là nơi đón các loại khí tụ, có cả vượng khí và âm khí. Vì thế để át đi âm khí của ngôi nhà người ta thường đặt đồ vật hay cây cảnh mang khí dương
Và cây lộc vừng là một trong những số đó, chính màu đỏ của hoa tượng trưng cho sự may mắn, hỷ sự sẽ xua đuổi âm khí, mang lại may mắn và tài lộc
Ngoài phong thủy thì trồng cây lộc vừng trước nhà cũng rất tốt
Lộc vừng không phải dạng cây cảnh nên bạn không phải tốn nhiều công sức chăm sóc, lọc vừng tự có khả năng chống chịu được dưới thời tiết khắc nghiệt, đăc biệt là như thời tiết ở Việt Nam
Mùi thơm từ hoa của lộc vừng có khả năng lọc không khí, xua đuổi muỗi, kiến. Bảo vệ sức khỏe của gia đình bạn dễ dàng hơn
Khi cây lớn, thân cây to chắc, tán lá phủ sẽ che nắng nóng, mưa gió cho gia đình, thổi vào nhà những dòng không khí mát mẻ
5. Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng
*) Ánh sáng là cây ưa sáng. Nên trồng cây tại những nơi thoáng đãng, như làm cây cảnh trong sân vườn và không bị cây to hay nhà cao tầng che chắn. Điều kiện không gian nếu tốt cây sẽ ra lá xum xuê và cho hoa đẹp tự nhiên. Ngược lại, nếu trồng thiếu ánh sáng cây sẽ còi cọc và thậm chí chậm lớn, ít ra hoa
*) Tưới nước
Lộc vừng nếu tưới nước nhiều sẽ rễ bị ngập úng rễ. Do vậy tưới nước vừa đủ cho cây và hãy thoát nước ngay khi gốc đọng nhiều nước
Với cây mới trồng nên tưới 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều muộn. Nếu trời nắng gắt thì tăng lowngj nước tứi, còn trời mưa thì ngừng tới. Khi cây trưởng thành có thể giảm số lần tưới, mỗi ngày tưới một lần là được
*) Bón phân
Để cây nhanh lớn và ra hoa đúng mùa, bạn nên bón phân định kỳ bằng các loại phân NPK. Nên pha loáng phân bón với nước sau đó tưới quang gốc để cây dễ hấp thụ
Trước khi vào mùa hoa thì phun thuốc kích thích hoa nở giúp hoa ra đẹp và duy trì lâu