Cây bằng lăng trong những năm gần đây được trồng nhiều trên khắp những tuyến phố, khu công viên. Bằng lăng cho hoa đẹp, tạo bóng mát, bên cạnh đó còn mang đến bầu không khí trong lành mát mẻ, là nguyên liệu phong phú cho bài thơ, bài hát Việt. Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về cây bằng lăng nhé.
1. Cây bằng lăng
1.1. Nguồn gốc
Tên thường gọi: Cây bằng lăng
Tên gọi khác: Bằng lăng nước
Tên khoa học: Lagersroemia speciosa (L)Pers
Họ thực vật: Lythaceae
Cây bằng lăng có nguồn gốc từ Nam Á, là loại cây đặc thù thường thấy ở Ấn Độ. Sau này được trồng nhiều ở các nước khu vực Đông Nam Á, Thủ đô của Việt Nam là một thành phố trồng rất nhiều bằng lăng trên các tuyến phố
1.2. Đặc điểm của cây bằng lăng
*) Đặc điểm hình thái
– Chiều cao: Bằng lăng là cây thân gỗ, thẳng, thân khá nhẵn nhụi, hay phân nhánh và tán lá dày. Chiều cao của cây phôt biến từ 10 – 15m
– Hình dáng lá: lá cây có màu xanh, hình oval hoặc elip
– Hình dáng hoa: bao trùm cây là những cụm hoa bằng, hoa có màu tím, trắng, đỏ
– Quả bằng lăng: hình cầu, đường kính từ 1.5cm – 2cm. quả có màu tím nhạt (pha chút màu xanh). Đến khi già quả bằng lăng chuyển sang màu nâu gỗ và quả bằng lăng rất cứng
*) Đặc điểm sinh thái
– Bằng lăng là loại cây thường sinh sống chủ yếu trong những kiểu rừng khô rụng lá, nửa rụng lá đối với loại bằng lăng nước. Đây là loại cây đòi hỏi độ dất dày, sâu và có độ ẩm cao.
– Bên cạnh đó, bằng lăng còn là loại cây có biên độ sinh thái khá rộng, thường hay mọc ven các hồ, ven sông suối, ven các đầm nước ngọt. Cây thường phân bố tại những nơi có độ cao không quá 700m trên mực nước biển
– Thêm nữa, cây cũng được trồng trên đất feranit đỏ vàng, phiến thạch sét, hay ở những vùng khí hậu nhiệt đói với 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Người ta thường bắt gặp bằng lăng mọc xen cùng với những cây rụng lá như chiêu liêu đen, gáo lá tim hay dầu xong nàng
– Bằng lăng là loại cây ưa sáng khi đã trưởng thành. Tuy nhiên, lúc cây còn non lại là cây ư bóng. Do đó, cây có thể phát triển tốt tại những tán rừng có tán che nhè nhẹ. Bằng lăng thường hay tái sinh tốt ở những nơi quang đăng, thoáng mát
1.3 Ý nghĩa
Loài hoa này là tuổi thơ của bao học trò, hoa biểu tượng của tuổi trẻ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hoa của cây bằng lăng nở báo hiệu mùa hè đến, mua thi cử, mùa của sự chia tay và luyến tiếc tuổi học trò
Bằng lăng nguyên liệu cho bao nhà văn, nhà thơ và nhiếp ảnh. Nói đến hoa có nhiều bài văn hay, nhiều bài thơ cuốn hút, nhiều tác phẩm nhạc mà mỗi khi ca sĩ cất tiếng. hát lại mang đến cho chúng ta bao cảm xúc. và tôi đã có cảm xúc dâng trào khi nghe ” Hoa Bằng Lăng”, mà ca sỹ Hồ Quang Hiếu thể hiện. Mỗi lời hát Hồ Quang Hiếu cất lên thật như kéo người về với tuổi học trò đầy mộng mơ vậy. Đây là bài hát nhạc ngoại, lời bài hát do Jimimii Nguyễn sáng tác, bài hát được nhiều ca sỹ thể hiện, song H.Q. Hiếu thể hiện được đầy đủ nhất nội dung của bài hát
1.4. Phân loại các loài hoa bằng lăng
*) Bằng lăng ổi
Bằng lăng ổi có màu trắng, hình dáng cây khá giống với cây ổi Việt Nam
Hình dáng hoa và màu sắc hoa trắng tinh khiết cũng tương tự như cây ổi. Hoa màu trắng mọc thành từng chùm, có lá dài khoảng 20cm.
Thường thì đa số chúng ta chỉ có thể bắt gặp cây bằng lăng ổi ở dọc các quốc lộ, trước những căn biệt thự có diện tích lớn, trồng cây để lấy bóng mát và hoa bằng ổi cũng được liệt vào danh sách những loài hoa đẹp có tính thẩm mỹ cao
*) Bằng lăng thái
Bằng lăng thái không cao như những cây bằng lăng khác, vẫn là thân gỗ nhưng chiều cao vẻn vẹn chỉ bằng cây bonsai từ 40cm – 1m. Bằng lăng thái có hoa tím với mép hoa có hình sóng uốn lượn, hoa cũng được mọc thành từng chùm ở giữa có nhụy vàng. Bằng lăng thái ra hoa sớm nhưng ít rụng hoa hơn. lá của bằng lăng thái cũng đậm hơn so với bằng lăng nước mà chúng ta hường thấy
Bằng lăng thái thường được trồng ở trong chậu là chủ yếu, cũng giống như cây bằng lăng to ngoài phố, cây cũng không cần những yếu tố khắt khe về chăm sóc, thích nghi tốt trong môi trường mới và có khả năng chịu đựng dưới ánh nắng trực tiếp khá tốt
Cây bằng lăng thái không chỉ có tác dụng trang trí công trình, vườn nhà, tạo nét đặc sắc riêng cho không gian sống thôi đâu, mà còn có công dụng hấp thụ chất độc hại, lọc bụi bẩn khá tốt, tại nên không khí trong lành cho môi trường
*) Bằng lăng rừng
Là loại mọc dại, rải rác dọc mạn sườn đồi, môi trường sống trên núi. Cây bằng lăng rừng có hoa khá đẹp, hoa mọc thành từng chùm màu hồng, cánh to và được điểm chút vàng của nhụy khiến bằng lăng rừng trở nên độc đáo hơn. thường thì hoa bằng rừng nở vào tháng 6 – 7 âm lịch, nở chậm hơn bằng lăng tím
*) Hoa bằng lăng tím
Bằng lăng có nhiều màu khác nhau như: tím, hồng, trắng nhạt… Nhưng có lẽ bằng lăng tím là quen thuộc nhất với người dân. Hoa có nguồn gốc từ Ấn Độ, hoa màu tím hoặc màu tím nhạt, mọc thành từng chùm từ 20 đến 40cm. Thời gian nở bắt đầu từ tháng 4 đến giữa tháng 6 hàng năm. mỗi bông hoa có 6 cánh, mỗi cánh chừng 2 – 3.5cm
1.5. Tác dụng của bằng lăng
*) Cây bằng lăng được dùng làm cây cảnh, cây trang trí
Cây bằng lăng có tán lớn do đó nó được sử dụng nhiều làm cây trang trí trong các công trình trọng điểm , chung cư, công viên hay đường phố… Đồng thời màu sắc hoa đẹp, ấn tượng cây cũng được trồng làm cây trang trí. Không những tế cây còn hấp thụ khói bụi, khí độc đem lại bầu không khí trong lành cho môi trường quang đãng
*) Cây bằng lăng là loại cây gỗ mang giá trị kinh tế cao
Bằng lăng nếu trồng lấy gỗ cũng là một ưu thế trong ngành đồ gỗ. Gỗ cây bằng lăng đẹp, bền, mịn và dẻo nên được sử dụng làm gõ trong nội thất rất nhiều. Mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
*) Là cây thuốc quý
Bằng lăng được các chuyên gia cho rằng có khả năng chữa được nhiều bệnh. trong đó có ứng dụng chữa bệnh tiểu đường, đau bụng, làm giảm lượng mỡ thích hợp cho người thừa cân
Lưu ý: Khi sử dụng bài thuốc liên quan đến cây bằng lăng chúng ta nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ để chữa bệnh
2. Cây bằng lăng tím – nguồn cảm hứng của bao bài thơ, bài hát
2.1. Đặc điểm của cây bằng lăng tím
*) Đặc điểm hình thái
– Chiều cao: cây bằng lăng tím là cây thân gox, thẳng, nhẵn, cao từ 10 – 15m
– Hình dáng lá: Oval hoặc elip
– Hoa: bằng lăng tím thường mọc thành từng chùm trên mỗi nhánh, mỗi chùm dài 20 – 30cm, cánh hoa mỏng manh như xác pháo, gần giống với hoa giấy, hoa thường nở vào mùa hè
– Quả bằng lăng tím có hình cầu, đường kính 1.5 – 2cm.
Ngoài giống hoa màu tím người ta còn lai tạo để có nhiều màu hoa đẹp, lạ mắt như màu tím trắng, hồng, tím sậm…
ình cầu, đường kính 1.5-2 cm. Qủa lúc non sẽ mềm và có màu tím xanh nhạt, sau một thời gian sẽ chuyển sang màu nâu, cứng.
2.2. Công dụng của cây bằng lăng tím
Bằng lăng tím là cây có những bông hoa khá đẹp mắt, cây cổ thụ cho bóng mát nên thường được trồng làm hoa cảnh, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy cây được trồng ở hai bên vỉa hè tại các con đường, tuyến phố, công viên, trồng cây lấy bóng mát ở sân vườn hay trước cửa nhà, sân trường, tạo mảng xanh cho các khu nhà máy, xí nghiệp
Thêm nữa cây còn gắn với tuổi học trò, bởi bằng lăng thường ra hoa vào mùa hè, mùa chia ly đầy lưu luyến của học trò với thầy cô giáo, mái trường đã gắn bó từ lâu
Chính vì thế người ta thường nói hoa bằng là biểu tượng truyền tải thông điệp cho tình yêu tuổi học trò, cho tình bạn thân thiết, khăng khít, cho tình yêu lãng mạn và trong sáng. Chắc hẳn kí ức của chúng ta thế nào cũng có sự xuất hiện của loài hoa này, có thể sự xuất hiện ấy chỉ thoáng qua trong một câu hát
3. Cây bằng lăng rừng
3.1. Cây bằng lăng rừng
Cây bằng lăng rừng là giống ây mọc hoan, rải rác tại các sườn đồi, sườn núi
Ở môi trường hoang dã nó có tác dụng bảo vệ đất dốc, chống xói mòn, ổn định môi trường sinh thái
Ở Việt Nam, bằng lăng rừng thường mọc nhiều ở miền Nam trung bộ và Tây Nguyên. nhờ có hoa đẹp nê bằng lăng rừng được sử dụng nhiều trong thi công cảnh quan phổ biến
Bằng lăng núi là loại cây bản địa, mọc hoang nhiều ở vùng Tây Nguyên. Nó có tác dụng lớn trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn. Bên cạnh đó bằng lăng rừng giúp duy trì ổn định hệ sinh thái rừng Tây Nguyên
Trước đây người ta không trồng bằng lăng núi nhưng hiện tại nó là loại cây được nhiều người ưa thích mua về trồng. Các nghệ nhân chơi cây cảnh thường “săn lùng” bằng lăng rừng để đem về làm bonsai
3.2. Đặc điểm sinh thái của cây bằng lăng rừng
– Cây thuộc dạng thân gỗ lớn, thân cao,dáng đẹp, tán 2- 3m, có nhiều tầngf tán
– Lá cây có màu xanh đậm, hình bầu dục nhọn, hơi giống lá cây mãng cầu nhưng bóng, các đường gân đối xứng 2 bên
– Chùm bằng lăng nũi rất đẹp mắt và độc đáo với cánh hoa to, màu tím hoặc hồng phấn điểm vàng nhạt ở giữa. Hoa nhẹ như xác pháo, nở vào mùa hè
– Hoa tàn, quả có hình cầu xuất hiện, quả có màu xanh tím và chuyển dần thành màu nâu gỗ
– Hoa của bằng lăng rừng rất khác so với các loại bằng lăng khác: cụm hoa có hình tháp ở ngọn các cành, hoa có màu trắng tím nhạt
Chính vẻ đẹp mong manh, dịu dàng như thế nên một số nghệ nhân ví bằng lăng rừng là “phong lan” và tạo dáng bonsai cây cảnh
3.3 Lợi ích khi trồng cây bằng lăng rừng
– Bằng lăng rừng là loại cây phòng hộ của núi rừng Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Nó có tác dụng chống xói mòn đất, bảo vệ đất
– Tạo cảnh quan đẹp cho núi rừng, bảo vệ hệ sinh thái
Gỗ của cây bằn lăng rừng thuộc nhóm gỗ loại III, giá trj tốt hơn so với những loại bằng lăng khác ở đồng bằng, vì thế nó cũng được sử dụng vào nhiều mục đích chế tác các loại đồ ộc
– Cây bằng lăng rừng góp phần làm tăng thị hiếu các cảnh quan, trong các thiết kế phong cảnh nhà vườn cũng như các thành phố, khu dân cư, khu đô thị hay dọc theo đường cao tốc và các con đường phụ
– Ngoài tác dụng làm đẹp thì bằng lăng rừng còn được biết đến bởi dược tính của nó,tùy mỗi bộ phận mà dược tính sẽ khác nhau
+ Vỏ cây và lá dùng làm thuốc chữa bệnh tiêu chảy
+ Quả được dùng để đắp lên các vết thương lở loét
+ Hạt có tác dụng an thần, gây buồn ngủ
+ Lá được dùng để làm trà, nhiều người dân bản địa rất thích uống nước hãm từ bằng lăng núi. Ngoài ra, các hợp chất tamin trong lá cũng được chứng minh có tác dụng hạ đường huyết
4. Bằng lăng ổi
4.1. Đặc điểm của bằng lăng ổi
– Tên thường gọi: Bằng lăng ổi
– Tên gọi khác: Bằng lăng cường, cây sang, cây sang sẻ
– Họ: chuộc chi Tử vi
– Nguồn gốc: có xuất xứ từ Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á và các nước nhiệt đới khác
Bằng lăng ổi hoa trắng là cây được ưa chuộng trồng trên nhiều tuyến phố, công viên. Bằng lăng ổi cho hoa đẹp tinh khiết như hoa ổi, tạo bóng mát và mang lại bầu không khí trong lành cho mọi người. Bởi vậy cây bằng lăng ổi được rất nhiều người ưa chuộng
4.2 Ý nghĩa – công dụng của bằng lăng ổi
*) Ý nghĩa
Cây bằng lăng ổi thường ra hoa vào mùa hề, là loại hoa truyền tải thông điệp cho tình yêu chung thủy, ngây thơ, đã đi vào bao câu thơ bài hát học trò…. Bởi vây, trồng loài hoa này giúp tâm hồn gia chủ thêm tươi trẻ. Sẵn sàng tâm thế trước mọi thử thách phong ba cuộc đời
*) Công dụng
Bằng lăng ổi rất đẹp. Vì vậy, cây được trồng làm cảnh tại các công viên, trên đường phố…. Gỗ của cây bằng lăng cho chất lượng gỗ tốt, thường được sử dụng để đóng thuyền hay đồ mộc
Lá và quả có thể sử dụng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Có thể dùng lá bằng lăng nấu uống như nước, trà có công dụng chữa bẹnh tiểu đường và đau bao tử. Ngoài ra, trong lá cây có chứa chất làm giảm nguy cơ béo phì
4.3. Hướng dẫn các chăm sóc bằng lăng ổi
Chế độ nước: Cần cung cấp đủ độ ẩm cho cây trong khoảng thời gian 1 năm , các năm sau thôi không cần tưới thường xuyên vì đất trồng cũng đã có sự tích lũy về độ ẩm
Đất trồng: đất trồng bằng lăng ổi phải có tầng đất tơi xốp. Dất mùn thoát nước tốt, nếu đất có độ pH thấp thì phải bón thêm
Khi chăm sóc cây bằng lăng ổi cần chú ý: trong 2 năm đầu, mỗi năm cần 2-3 lần xới đất, vun gốc. chú ý bắt sâu đục thân và bón thúc 1 năm 1 lần với liều lượng cho phép
Các năm sau tăng dần lượng phân lên. Nên bón phân vào lúc làm cỏ và vun gốc vào đầu, giữa mùa và cuối mùa mưa.
Xem thêm:
Nụ hoa tam thất nên uống hàng ngày không?
Hoa Anh Túc chỉ nhìn về ưu điểm