Rau muống biển, loài hoa có vẻ đẹp mộng mơ, năm cánh rung rinh trong gió. Đối với nhiều người, nó có thể chỉ là một thứ cây cảnh dại nhỏ nhoi. Nhưng con mắt của những người làm Đông Y, đây là vị thuốc chữa bệnh. Vậy công dụng, đặc điểm của loài dược liệu này như thế nào, chúng ta hãy cùng đọc bài viết dưới đây nhé
1. Hoa rau muống
Hoa muống biển to, màu trắng hoặc hồng tím cùng với phần ống hoa màu tím nhạt, và mọc từ 1-2 hoa trên mỗi cuống. Hoa nang tròn với đường kính từ 7 – 9mm, thường có chứa 4 hạt có lông màu hung và mỗi hạt có đường kính khoảng 4mm. Đây là loài cây sinh trưởng nhanh, sống ở nhiệt độ cao và nhiều ánh sang
2. Hoa rau muống trắng
Rau muống có 2 loại là rau muống trắng và rau muống tím. Loại nào cũng dều cho hoa
Hoa muống trắng còn được gọi là cây rau muống cạn hay cây rau muống lá tre, cây rau muốn đứng. Loại rau muốn này có thể phát triển tốt ở những ruộng cạn cho năng suất cao và chất lượng cây tốt. Mặc dù loại này có thể trồng ở những ruộng trũng ngập nước hay trồng trong nước nhưng hiệu quả không tốt nên ít người trồng rau muống trắng trong nước
Cây của hoa muống trắng có thân dài, thẳng và nhiều đốt rỗng. Thân cây đôi khi có những nốt sần những cũng có cây thân trơn. Tại điểm nối giữa các đốt sẽ mọc ra lá, mầm, rễ hoặc hoa.
Lá của cây có hình mũi tên và cuống dài nối với đốt. Do hình sáng của lá rau muống trắng khá giống lá tre nên nhiều người gọi
là rau muống tre
3. Hoa rau muống biển
Đầu hạ chúng ta về với biển, ngắm những vạt rau muống biển tím ngắt phủ lên triền cát trắng làm ai cũng dịu lòng hẳn. lại nhớ chuyện tình của chàng Biển, nàng Muống và nỗi niềm của những người phụ nữ miền gió cát
Vài nét về loài hoa rau muống biển
Rau muống biển có cái tên khoa học là Opomoea-pes-caprae, thuộc họ Bìm bìm
Loài này khá giống rau muống nhưng thân hơi đo đỏ, lá ngắn và hơi vuông, phần đầu lá lõm vào. Và giống như tên gọi, loài rau này mọc ven theo các bãi ven biển từ Bắc tới Nam
Đặc biệt cây có chứa nhựa, chất nhầy, chất đắng và tinh dầu nên có vị cay và hơi đắng. Khi dùng làm thuốc, ta dùng cả cây và dùng tươi hay khô đều được ( nên hái trước khi cây ra hoa)
Đặc điểm thực vật
Đây là loại cây thảo mọc bò dài, có thân dày. Cây mọc đến đâu bén rễ đến đó, phân nhánh nhiều cành. Thân cây tím như thâm rau muống thường nhưng không mềm như rau muống thường, những đặc chứ không rỗng như cây muống thường. Trên thân có 2 rãnh nông dọc 2 bên. Cành, thân và dlas đều chứa nhựa trắng như sữa.
Lá mọc so le với nhau, gần như hình vuông, gốc hình tim. Đầ lá hơi tròn và xẻ làm đôi, hình giống như móng chân trâu hay hình yên ngựa. Kích thước phiến dài từ 3-7 cm, rộng 2-5cm, mặt lá nhẵn, cuống chung dài 5 – 7cm, lá non có 2 mảnh cụp vào nhau
Cụm hoa màu tím, nhìn cũng giống như hoa rau muốn thường. mọc thành xim ở kẽ lá. Hoa lớn, hình phễu. Cuống chung dài 2 – 4 cm, hoa nở vào mùa hè và mùa thu
Quả nang hình cầu, đường kính 2cm, chứa 4 hạt hình 3 góc, có lông vàng hung.
Phân Bố
Trên thế giới, cây mọc nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thai Lan, Philippines
Tại nước ta, cây mọc hoang ở những bãi cát ven biển. nó có tác dụng giữ cho cát khỏi trôi đi và cố định bờ biển khỏi sạt lở. Người ta thường hái rau muống biển về cho heo, ngựa hay trâu bò ăn chứ con người không ăn rau muống này
Tác dụng của muống biển
Vị thuốc có vị cay, đắng và cả tính hơi hàn. Nó có một số tác dụng tiêu biểu:
– Khu phong trừ thấp
– Tiêu ung nhọt, tán kết
– Rễ trị phong thấp tê mỏi
– Thông tiểu tiện
– Chữa phù nhũng
– Trị rắn cắn, trị ung nhọt
– Dùng ngoài đắp lên các vết loét, mụn nhọt đang mưng mủ, trị bỏng
– Chữa bệnh ngoài da, viên da dị ứng
– Chữa trĩ, xuất huyết
– Hạt và lá chữa mệt mỏi và căng thẳng
Một số bài thuốc
– Bài thuốc chữa chân tay tê bại, đi lại yếu
Rau muống biển 14g, xấu hổ 20g, cỏ xước 16g, ké đầu ngựa 12g, huyết rồng 16g, thần xạ 16g, dầu lai biển 8g, cây dưới 16g. Sắc uống ngày 1 thang
– Bài thuốc chữa đau lưng
Rau muống biển 12g, tang ký sinh 20g, tang thầm 12g, thổ phục linh 14g, địa long 12g, nghệ đen 12g, mắc cỡ 14g, cam thảo 8g, gai yết hầu 12g, sắc uống mỗi ngày 1 thang
– Bài thuốc chữa tê phù, chân sưng căng đi đứng khó khăn
Rau muống biển 10g, hạt cau rừng 10g, ké đầu ngựa 16g, trần bì 6g, ngũ gia bì 16g, sinh địa 10g, hương phụ 10g, rễ cỏ xước 15g, ngải cứu 10g, cam thảo 15g, quế chi 8g, tơ hồng 10g, cam khương 8g, sắc uống ngày 1 thang
Những lưu ý khi dùng muống biển
– Muống biển không độc tuy nhiên không được sử dụng cho phụ nữ có thai
– Người viên đường tiết niệu, sỏi thận, huyết áp cao không nên dùng
– Người đang điều trị bệnh bằng bất cứ phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa đều không nên dùng
Muống biển là vị thuốc tương đối quen thuộc và lành tính. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể với liều lượng và cách sử dụng, trong quá trình dùng có biểu hiện bất thường cần đến ngay bệnh viện gần nhất
Cây rau muống biển có ăn được không
Cây rau muống biển thường dùng để làm thuốc chữa bệnh. Một số khu vực dùng cây rau muống biển làm thức ăn cho gia súc và gia cầm. Mặc dù vậy, muống biển không phải là loại cây có độc nên vẫn có thể dùng làm rau ăn.
Còn nguyên nhân cây muống biển không ai ăn là vì loại rau này hơi khó ăn một chút. Nếu dùng làm thức ăn thì thường chỉ dùng làm rau ăn kèm với những thức ăn khác mà thôi
Nếu để ý, chúng ta thấy cây muống biển trong y học cổ truyền có nhận định cây có tính ấm, vị cay, đắng nhẹ quy về hai kinh can và tỳ được sử dụng để trừ thấp, tiêu viêm, nhuận tràng… Nhận định về y học như vậy chắc bạn cũng thấy ngay đây là 1 loại rau không có độc với vị cay, đắng nhẹ sẽ tương đối khó ăn phải không
Như vậy, thấy rằng cây muống biển có thể ăn được nhưng ít nơi dùng muống biển làm thức ăn. Thường cây muống biển được phơi khô để làm thuốc chữa bệnh hoặc chỉ dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm
4. Hình ảnh hoa rau muốn biển
Vẫn là loại hoa trong thế giới có tên chung là “hoa dại” tự mọc, hoa muống biển mang vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc và bình dị thường ít ai để ý tới.
Dây rau muống biển cứ bươn dài, trườn theo cát, lá cứ xanh, hoa tim tím cứ nở dâng hương sắc cho đời. Âm thầm, chịu đựng gió và nắng, cả bão táp mưa sa, với vị mặn của biển khơi, cứ thế hoa muông biển vẫn lặng thầm và lan tỏa.
Thời gian vẫn cứ lặng thầm trôi, rau muống biển vẫn cứ theo mùa sinh sôi, rồi rộ lên sắc tím hân hoan đong đưa theo hướng gió biển. Những con sóng ngoài kia bao năm vẫn vào bờ, hoa muống biển muôn đời vẫn ngời lên vẻ đẹp riêng có giữa cát, sóng và gió mênh mông đất trời.
Loài hoa muống biển có màu tím phớt hồng, có năm đường kẻ chia bông hoa ra 5 cánh, hình loa kèn giống như hoa muống thường nhưng lại to hơn. cùng với thân cành lan tỏa, hoa muống biển trải sắc tím hồng trên nền cát trắng hay dưới những tán phi lao xanh, rung rinh trong gió góp vào bức tranh biển thêm đằm thắm, dịu dàng.
Những chiếc lá màu xanh mơn mở tròn tròn, trải một màu xanh đậm tràn nhựa sống, từ đây mọc ra những cây con rồi bò dọc theo từng trảng cát mịn màng leo lên những hòn đá tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp
Đến cái nắng đầu hạ chừng tháng năm, nắng cháy bỏng mà vẫn vươn cành, lá vẫn xanh và hoa cứ tím sắc trong nắng để mùa rau muống biển phủ khắp bờ bãi. Hoa muống biển cứ thuận theo lẽ tự nhiên của đất trời, bám cát, bám biển rồi dâng đất trời nhân gian một sức sống mãnh liệt. Dù hoa muống biển là sự mỏng manh, nhẹ nhàng và đằm thắm, và loài muống biển trước sau vẫn chung thủy là luôn mọc hướng ra biển….
Xem thêm:
So sánh vẻ đẹp của Hoa sơn trà và hoa Hồng đẹp hơn
Mr Đàm khoe: Nhà H đẹp nhất