Cỏ mực (nhọ nồi) là loại cây quen thuộc, dễ tìm. Loại cây này có nhiều tác dụng chữa bệnh mà có thể bạn sẽ không ngờ tới. từ xưa, người ta đã biết dùng cỏ mực để điều trị bệnh rất hiệu quả
1. Cây cỏ mực
1.1. Nguồn gốc
Cây cỏ mực được con người sử dụng và biết đến từ rất lâu đời.
Cây cỏ mực phân bố rộng rãi khắp các lãnh thổ các nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Nam Á,
Người Ấn Độ và Trung Quốc là những dân tộc đầu tiên biết sử dụng cây cỏ mực để làm thuốc.
Loại cây này được xếp vào là 1 trong 10 loại cây quý được bào chế thành mỹ phẩm dưỡng da, dưỡng tóc rất tốt. Đặc biệt nó là nguyên liệu chính để làm thuốc nhuộm đen tóc
Ở Việt Nam cây cỏ mực phân bố ở hầu hết các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi ở độ cao 1500m so với mực nước biển

lá cây tươi vò ra cs màu đen như mực nên được gọi là cỏ mực
1.2. Đặc điểm
*) Đặc điểm thực vật học
– Cây cỏ mực là loại cây dễ trồng, có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh, ít sâu bệnh, thông thường mọc hoang dại nhiều nơi.
– Hệ rễ: cây có rễ hình trụ, màu xám
– Thân: có thân màu lục, đôi khi hơi đỏ tím, có lông bao phủ, chiều cao từ 10 – 60cm
– Lá: mọc đối, hẹp, dài từ 3 – 10cm, rộng 0,5 -2,5cm, có lông ở cả hai mép
– Hoa: màu trắng, tập hợp thành ở đầu nách lá hoặc đầu cành. Các hoa cái hình lưỡi ở ngoài, hoa lưỡng tính hình ống ở giữa
– Quả: cây cỏ mực có quả bé dẹt, có 3 cạnh có cánh dài 3mm, có 2-3 vảy nhỏ
*) Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây cỏ mực
– Cây dễ tính, có tính chống chịu cao đối với điều kiện ngoại cảnh, tính kháng sâu bệnh hại tốt, nên có thể trồng ở nhiều vùng khác nhau. Nhưng phát triển tốt nhất ở những vùng có khí hậu mát mẻ, ấm áp
– Là cây thân thảo, cây mọc thẳng và bò ngang trên mặt đất
– Cây cỏ mực ra hoa, kế quả hàng năm từ tháng 3 đến tháng 11, tái sinh chủ yếu bằng hạt

Cây cỏ mực phân bố rộng rãi ở khắp các miền
1.3. Phân bố
Cây cỏ mực xuất hiện nhiều ở vùng ôn đới hoặc những vùng đất ẩm ướt. Cây thường mọc dại ở rất nhiều nơi và phân bố tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, ….
Tại Việt Nam, đây là loại cây quen thuộc, mọc rất nhiều nơi. Có nhiều trung tâm và các cơ sở vật liệu đã nhân giống, nuôi trồng và phát triển thành công cây cỏ mực
1.4. Thu hái và bào chế cây cỏ mực
Theo kinh nghiệm daangian, tất cả các bộ phận của cây cỏ mực đều có thể tận dụng được vào nhiều mục đich khác nhau. Có thê rthu hoạch cây cỏ mực vào tất cả các mùa trong năm
Sau khi thu hái, cỏ mực phải được sơ chế sạch sẽ rồi phơi hoặc sấy khô để sử dụng dần. Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng loại dược liệu tươi này để làm thuốc
Sau khi bào chế, việc bảo quản cũng cần được lưu ý. Bảo quản cỏ mực trong túi bóng kín, đặt tại khu vực khô ráo, thoáng mát để tránh mối mọt và ẩm ướt, ảnh hưởng đến dược tính của dược liệu
2. Các tác dụng của cây cỏ mực

Cây có nhiều tác dụng đặc biệt là đối với các bệnh về gan
2.1. Cây cỏ có tác dụng đối với gan
Từ lâu, các bác sỹ y học cổ truyền người Ấn Độ đã công nhận những tác dụng của cây cỏ mực đối với gan. Đó là nhờ hàm lượng Jlanonoid và các hoạt chất sinh học khác, chằng hạn như wedelolactone. Họ sử dụng cây cỏ mực để điều các bệnh về gan như viên gan vàng da, giúp tăng cường chức năng của gan
Một nghiên cứu rên chuốt cũng ghi nhận chức năng bảo vệ gan tốt của cây cỏ mực. Các nhà khoa học đã tiên chất độc cho gan (CCL4) vào những con chuột. Kết quả, là nhóm chuột được tiêm dịch chiết từ cây cỏ mực có tỷ lệ tử vong là 22%, trong khi đo snhoms chuột khong có điều trị tỷ lệ tử vong là 77%
Nghiên cứu đăng tải trên thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ năm 2015 cho thấy dịch chiết ethalon của cây cỏ mực giúp tăng trọng lượng gan, thúc đẩy các hoạt động của enzyme chống oxy hóa gan.
Một trong những tác dụng tuyệt vời của cây cỏ mực lên gan là loại thảo dược này ó khả năng bảo vệ gan khỏi các tác hại bởi các chất độc thực phẩm, bia rượu, đồng thời giúp tái tạo tế bào gan

có thể dùng cả loại khô và loại tươi
2.2. Tác dụng của cỏ mực trong việc kháng khuẩn
Từ xa xưa, y học cổ truyền nhiều nước Châu Á cũng đã dùng cây cỏ mực để chống nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu, trị mụn nhọt đầu đinh, chữa tưa lưỡi ở trẻ
Công dụng này được chứng minh bằng khoa học. Năm 2011 một nghiên cứu khoa học trên diện rộng đã kiểm tratacs dụng kháng khuẩn cua rnhieeuf dược liệu, trong đó có cây cỏ mực.
Nó có tác dụng chống lại 9 loại vi khuẩn khác nhau. Đáng kể nhất là những vi khuẩn như tụ cầu vàng, khuẩn E.coli – những tác nhân thường gặp gây viêm tiết niệu và mụn nhọt ngoài da
2.3. Tác dụng giảm đau của cây cỏ, nhọ nồi
Cỏ mực thường được dùng để điều trị đau răng, trị viên nha chu, đau lưng, giúp làm lành vết thương trong các bào thuốc cổ truyền Ấn Độ. Bên cạnh đó, hàng loạt thì nghiệm giảm đau khác nhau trên chuột cũng cho thấy cỏ mực có tác dụng tương đương thuốc giảm đau codein và aspirin
Các nghiên cứu khác cũng tìm ra tác dụng giảm đau của cây cỏ mực là nhờ dịch chiết ethalol và hợp chất alkaloidcuar nó, các hoạt chất này có tác dụng làm giảm đau nhanh chóng. Những bằng chứng này gợi ý việc sử dụng cỏ nhọ nồi thay thế cho các loại thuốc giảm đau thông thường, đặc biệt phù hợp cho các đối tượng chống chỉ định dùng thuốc giảm đau như người có bệnh lý về dạ dày, tá tràng, suy gan hay suy tim…

Những ngừời có bệnh về đường tiêu hóa có thể dùng loại cây này
2.4. Có tác dụng đối với tiêu hóa
Theo các bài thuốc cổ truyền Ấn Độ. ăn cỏ mực tươi có thể điều trị bệnh khó chịu về dạ dày. Nó được sử dụng thành công để điều trị những bệnh rối loại tiêu hóa như chứng táo bón và khó tiêu. Loài cây này giúp hồi phục sự cân bằng của hệ tiêu hóa vì nó giàu các hợp chất hữu cơ và hóa học
Theo nghiên cứu gần đây cho thấy, cỏ mực có chưa nhiều hoạt chất có khả năng trung hòa axit và cải thiện đáng kể các triệu chứng khó chịu do viên loét dạ dày – tá tràng gây ra như ợ chua, ợ hơi, nóng rát thượng vị… Các hoạt chất có thể kể đến như:
– Tanin: Hoạt chất này có chứ nhiều trong cây cỏ mực, khi vào trong đường tiêu hóa sẽ tạo nên một lớp màng bảo vệ do nêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của dịch vị và vi khuẩn
– Vitamin K: có trong cây cỏ mực có tác dụng cải thiện cơn đau dạ dày nhanh chóng, năng cản tình trạng chảy máu dạ dày nếu có, đặc biệt tốt trong hỗ trợ làm liền vết loét dạ dày
– Carotene và Flavonozit: hai trường hợp này có tác dụng trung hòa axit dạ dày, làm giảm đáng kể các triệu chứng do axit dạ dày gây ra như ợ chua, nóng rát thượng vị, ngăn cản tình trạng viêm loét dạ dày do tiết axit quá mức
Tác dụng cảu cây cỏ mực trong điều trị các bệnh lý dạ dày đã đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. tuy nhiên theo Y học cổ truyền, cỏ mực là vị thuốc có tính hàn, do vậy người bệnh không nên sử dụng cỏ mực để điều trị bệnh lý dạ dày trong các trường hợp: Người thường xuyên đi ngoài phân lỏng, hay phân sống, người có cơ địa hư nhược, người mắc viên đại tràng mãn tính, phụ nữ có thai hay đang cho con bú. Trường hợp người bệnh đnag dùng thuốc chống đông máu, trước và sau phẫu thuật muốn dùng cỏ mực phải cân nhắc và nên hỏi ý kiến của bác sỹ
2.5. Chữa bệnh viêm đường hô hấp
Cây cỏ mực chứa thành phần làm tam đờm, kháng viêm do đó có khả năng trị các cơn ho khan, ho có đờm do cảm lạnh thông thường, bệnh cím và nhiễm trùng đường hô hấp. nhờ có chứa thành phần kháng khuẩn, cỏ mực vừa giảm ho đờm vừa chống nhiễm trùng
Tuy nhiên, nên lưu ý rằng dùng cây cỏ mực đê điều trị viê,m đường hô hấp chỉ hiệu quả khi bệnh còn nhẹ, chua có dấu hiệu bị bội nhiếm dẫn đên tình trạng khó thở, suy hô hấp. Chỉ ên dùng cỏ mực trong khoảng thời gian khoảng 2 tuần, nếu triệu chững bệnh nặng nên hay đi gặp bác sỹ của bạn để được khám hoặc kê đơn thuốc. Không dùng cỏ mực cho bệnh nhân haybij tiêu chảy, viêm đại tràng mãn tính và phụ nữ có thai
2.6. Cây cỏ này có tác dụng chống nhiễm trùng bàng quang
Theo thống kê dịch tễ cho thấy có khoẳng 80% nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn E.coli. cỏ mực là loại thảo dược quen thuộc dùng trong các bài thuốc do tác dụng kháng viêm, lợi tiểu, cầm máu, giảm đau tốt.
Các hoạt chất trong cỏ mực có tác dụng ngăn ngừa biến chững nhiễm khuẩn huyết trong các trường hợp viên đường tiết liệu, viêm bàng quang. Đây cũng là đặc tính kháng khuẩn và khả năng lợi tiểu của loại dược liệu này

Cây cỏ mực dùng để làm đen tóc hay chống rụng tóc
2.7. Có tác dụng tốt cho tóc
Người ta cho thấy rằng cây cỏ mực thúc đẩy mọc tóc và giữ cho tóc luôn khỏe mạnh. Dịch chiết từ cây cỏ mực chưa thành phần methanol là yếu tố kích thích các nang tóc, hứa hẹn tiềm năng điều trị rụng tóc hà hói đầu trong tương lai. Thêm vào đó cây cỏ mực có tác dụng ngăn ngừa tóc bạc sơm
Theo đó, chỉ cần trộn một ít dược liệu vào dầu dưỡng tóc, masgage lên tóc và da đầu để ngăn ngừa tóc rụng và thúc đẩy tóc mọc nhiều hơn. hoặc phối hợp cỏ mực, mật ong, rượu gạo để ngăn tóc bạc sớm
2.8. Cây cỏ này có tác dụng tốt cho mắt
Cỏ mực là loại cây giàu carotene – chất chống oxy hóa cần thiết để duy trì đôi mắt khỏe mạnh. nhiêu fquan điểm cho rằng cỏ mực có thể vô hiệu hóa gôc stuwj do, nhờ đó ngăn ngừa hình thành bệnh thoái hóa mắt và bệnh đục thủy tinh thể
Tuy nhiên, nghiên cứu việc sử dụng nhọ nhồi có thể cải thiện các bệnh vê mắt còn tương đối ít, vì vậy không nên sử dụng cỏ mực để chữa bệnh về mắt nếu như chưa có sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa
2.9 Tốt cho sức khỏe tim mạch
Cây cỏ mực có thê rgiups ổn định huyết áp và làm chỉ số chlesterol xấu của cơ thể – điều kiện cần để có một trái tim khỏe manhj. Các nhà nghiên cứu cho rằng khả năng giảm huyết áp là bởi vì tính chất lợi tiểu của cây cỏ mực.
Riêng về khả năng hạ lopid máu, cũng là nghiên cứu đăng tải trên thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ, trong dịch chiết ethanol của cỏ mực giúp giảm cân, tăng khối lượng gan, giảm mỡ máu ở chuột bị tăng mỡ máu

nước chiết từ cây cỏ mực dùng để chữa bệnh ung thư
2.10. Cỏ mực chống ung thu
Nghiên cứ năm 2011 tại Ấn Độ đã khám phá ra cỏ mực có khả năng tiêu diệt, ngan chặn sự sinh sản của tế bào ung thư, có lợi tích cực trong điều trị ung thư gan.
Có tài liệu cho rằng, các hoạt chất trong cỏ mực làm mất khả năng phân đoạn DNA từ đó loại bỏ các tế bào ung thư, làm giảm tác hại cua rnos lên các tế bào lành tính khác
2.11. Điều trị sốt
Theo y học cổ truyền, cỏ mực là vị thuốc có vị ngọt, tính hàn, quy kinh can, thận. Vì vậy cỏ mực có thể hạ sốt nhanh chóng. Đây là loại cây dễ kiếm, an toàn nên được sử dụng rộng rãi trong trườn hợp trẻ em bị sốt cao. Ngoài ra, cây cỏ mực còn dùng để chữa sốt xuất huyết, sốt phát ban
2.12. Có tác dụng cầm máu
Cỏ mực có mặt trong các bài thuốc dân gian ở nước ta và Trung Quốc để chữa nhiều chứng bệnh do xuất huyết, bao gồm chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, rong kinh, rong huyết, ho ra máu, băng huyết. Đây là nhờ tác dụng cầm máu của loài thảo dược này
3. Vị thuốc cỏ mực

Tùy vào từng bệnh mà liều lượng dùng khác nhau
*) Tác dụng dược lý của cỏ mực
Theo tài liệu ghi chép Ấn Độ, cỏ mực dụng với mục đích hỗ trợ điều trị ung thư gan và vàng da. Bên cạnh đó, dược liệu này còn được dùng như một loại thuốc bổ tổng quát giúp chữa đau ăng, ăn khó tiêu hoặc làm lành vết thương
Tại Trung Quốc, toàn thân cây cỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu, chữa tiểu ra máu, ho ra máu và cải hiện đau lưng, sưng gan.
Còn ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu Viện dược liệu đã phát hiện ra các hoạt chất chứa trong cỏ nhọ nhồi có khả năng chống lại tác dụng của thuốc chống đông máu dicummarin giúp cầm máu ở cổ tử cung
Ngoài ra, cây nhọ nhồi còn được dùng với các mục đích như điêu ftrij sốt xuất huyết, nha chu, bó ngoài giúp liền xương, điều trị mụn nhọt và các bệnh lý khác
*) Cách dùng và liều lượng
Có thể sử dụng nhọ nồi tươi hoặc sấy khô để điều trị bệnh. tùy thuộc vào loại bệnh mà liều lượng dùng khác nhau
*) Tác dụng phụ
Cỏ nhọ nồi khong gây hạ huyêt sáp, đặc biệt là không giãn mạch. tuy nhiên, thuốc có thể gây sẩy thai. Vì vậy những phụ nữ mang thai không nên dùng loại cây này để điều trị bệnh.
Bên cạnh đó, người bị sôi bụng, viêm đại trangfmaxn tính hoặc đại tiện dạng lỏng cũng tốt nhất không nên sử dụng. Đặc biệt đối với trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên dùng lá nhọ nồi đắp dưới bẹn hoặc nách để chữa sốt. Tuyệt đối không được sử dụng để uống để đảm bảo độ an toàn cho trẻ
– Nhọ nhồi có thể gây khô âm đao
– Với các bệnh về lá lách, gan, thận, tiểu đường… bạn thêm tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng
– Người bị tiêu chảy không nên sử dụng
– Sử dựng quá nhiều sẽ ây kích ứng cho dạ dày, nôn mửa

cây cỏ mực có thể gây sẩy thai, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng
4. Kinh nghiệm chữa bệnh từ cây nhọ nồi
*) Điều trị viêm họng
– Thang thốc bao gồm: 20g cỏ nhọ nồi, 16g cam thảo đât, 12g củ rẻ quạt, 16 g kim ngân hoa và 20g bồ công anh
– Mỗi ngày sắc một thang, uống liên tục 3 – 5 ngày
*) Chữa chảy máu cam
– Thnag thuốc bao gồm: 20g cỏ nhọ nhồi, 20g cam thảo đât, 20g hoa hòe
– Sắc chung 3 loại này viws nhau, uống mỗi ngày 1 thang
*) Trị chứng ăn không ngon, cơ thể suy nhược và thiếu máu
– Nhọ nồi và cỏ mầm trầu mỗi loại 100g , 50g gừng đen khô đem thái nhỏ, sao sơ, hạ thổ
– Đêm cho tất cả vào nồi với 3 chén nước dừa tươi, đun cạn còn 8 phần. chia 2 lần uống trong 1 ngày

Cây cỏ mực cũng rất tốt cho mắt nếu dùng đúng liều lượng
*) Điều trị bạch biến
– Nguyên liệu gồm có 30g nhọ nồi, 30g hà thủ ô, 10g bạch truật, 10g đương quy, 15g sa uyên tử, 15g đan sâm, 12g bạch chỉ, 6g đẳng sâm
– Tất cả các vị thuốc đem rửa sạc và sắc uống hàng ngày. Mỗi ngày sử dụng 2 lần, giúp ích huyết và bổ thận
*) Trị rong kinh ở mức độ nhẹ
Hái một nẵm cỏ mực, rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt uống. hoặc cũng có thể dùng cỏ mực sấy khô sắc nước uống. Trong trường hợp huyết ra nhiều, ngoài cỏ mực, bệnh nhân nên thêm cây huyết dụ hoặc trắc bá diệp, sắc uống
*) Chữa gan nhiễm mỡ
Dùng cỏ nhọ nồi 30g sắc chung với đương quy 15g, trạch tả 15g, và trinh nữ 20g
– Trong trường hợp gan nhiễm mỡ do bia rượu: nguyên liệu như bên trên thêm vào các vị thuốc khác như chỉ củ tử 15g, cát căn 30g và bồ công anh 15g
– Còn với gan nhiễm mỡ do béo phì thì cần thêm 15g lá sen và 6g đại hoàng

Tùy vào từng bệnh mà liều lượng dùng khác nhau
*) Điều trị eczenma ở trẻ
Hái 50g cây nhọ nồi, rửa sạch và sắc lấy nước cô đặc. Dùng hỗn hợp này bôi lên vùng da bị bệnh. Sử dụng liên tục trong 1 tuần giúp giảm dịch rỉ và ngứa
*) Chữa sốt xuất huyết nhẹ
Cỏ mực 20g kết hợp với hoa hòe sao đen 12g, cam thảo đất 16g, lá trắc bá sao đen 12g và lá hoặc củ sắn dây 20g. mỗi ngày uống 1 thang
*) Trị mề đay
Dùng cỏ mực, lá dưa chuột , lá khế, rau diếp cá, lá nhài và lá huyết dụ, rửa sạch, giã nát. thêm nước và vắt lấy nước uống. Phần bã dùng đắp lên vùng da bị mề đay
*) Điều trị sốt phát ban
Nấu cỏ nhọ nồi 60g chia thuốc và uống 2-4 lần trong ngày
*) Chữa sốt cao
Sử dụng cỏ mực, củ sắn dây, sài dấy mỗi vị 20g kèm với cây cối xay 16g, cam thảo đất 16g và lá ké đầu ngựa 12g, sắc thuốc và lọc lấy nước uống
Cây cỏ mực hay còn gọi là cây nhọ nồi có rất nhiều công dụng tốt nên nếu như bạn biết cách sử dụng chúng. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có thêm nhiêu fcachs trị các chứng bệnh từ loại cây này một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo ý kiến từ bác sỹ nếu bệnh nặng, tránh lạm dụng gây phản tác dụng