Hòn non bộ
- Khi xây hòn non bộ, bên cạnh trí tưởng tượng phong phú người ta vẫn phải dựa trên một số thế núi theo quan niệm của người xưa. Thông thường các thế núi gồm có thế cao phong, thế huyền nham, thế bích lập, thế viễn sơn…
- Thế cao phong: Ngọn cao vút, đầu núi hơi tròn để tránh vẻ khiêm tôn và thể hiện một hòn núi già cổ kính. Thân núi hơi phình to, tròn có ít hang hốc, câv cỏ lưa thưa và nên có một cây nhỏ thế huyền hay hoành ở gần đỉnh hay ngang lưng. Chân núi hơi thót vào, dưới chân núi có nhà, đình, tháp, người và vật, cây cối. Núi thường được đặt cao tầm mặt người xem tạo cho hòn non bộ càng có vẻ cao vút lên nhưng rất vững chãi.
- Thê huyền nham: Thế này cũng có một ngọn trông cao vút, chân vững vàng nhưng thế núi như treo, trong thê đổ gục. Trên ngọn có thể đặt đình tạ và một cây có thế huyền hay hoành như ấn thêm ngọn núi xuống
- Thê bích lập: Thế núi có một mặt phang đứng như tường vách, cũng chỉ cần một ngọn, chân núi vững chắc có thể thót vào ở một phía. Cây cối, bể cạn. vị trí đặt bể gần giống như thế cao phong.
- – Thế viễn sơn: Gồm nhiều hòn núi xếp cao thấp, lô xô cao thấp, từ tâm ra xa thoải dần, có làn nước uốn lượn giữa các chân núi. Núi đặt dưới thấp hơn tầm mắt để khi nhìn dễ cảm thấy như một vùng trời nước bao la.
- Ngày xưa, các cụ thường chơi thế núi viễn sơn, cho thế cao phong là ngạo mạn, thiếu khiêm tố Nó chỉ được tạo ra bởi những người có chí khí ngang tàng, bất khuất. Thế núi huyền nham thường ít dùng bởi sợ chủ của nó sẽ bị những sự đổ vỡ không hay tuy nhiên tùy theo kỷ niệm và sự yêu thích của mỗi người và tùy thuuocj vào điều kiện cho phép khi hình thành ý tưởng và xây dựng tiểu cảnh.