Cây Hoa anh túc được biết đến như một loài hoa mang vẻ đẹp vô cùng cuốn hút, có nhiều tác dụng chữa bệnh,  nhưng lại bị bài trừ do nó có chứa các chất gây nghiện cao

 1. Sự tích Cây hoa anh túc

Loài hoa này gắn liền với câu chuyện tình đẫm nước mắt. Chuyện kể  rằng ở ngôi làng nọ, ngày trước có đôi nam nữ yêu đương say đắm. Rồi một ngày, chàng trai quyết dời bỏ quê hương tới một nơi khác lập sự nghiệp, chàng trai ấy đành lòng bỏ lại người yêu mình ở quê hương và hứa thế nào cũng quay về quê hương. Với tấm long thủy chung, son sắt cô gái một lòng chờ đợi, hướng về người yêu, về ngày chàng trai quay về với mình.

Nhưng đã nhiều năm trôi qua mà không thấy chàng trai quay về hội ngộ, càng mong ngóng càng khiến cho cô gái cảm thấy vô vọng, đếm một dòng chữ hỏi thăm sau bao ngày mong chờ bao ngày cũng không có. Cô gái ấy, dường như đã hiểu rằng tất cả những hứa hẹn của chàng trai chỉ là lời nói dối, có lẽ chàng trai đã quên đi lời hứa năm nào, chỉ có mình son sắt, chờ đợi và tim tưởng mà thôi.

Cay-Hoa-Anh-Tuc-thien-than-hay-ac-quy
Hoa á phiến bắt nguồn từ một câu chuyện tình đôi buồn

Vì tuyệt vọng và quá đau lòng mà cô gái khóc rất nhiều, khóc tới nỗi nước mắt cũng cạn khô và chẳng thể rơi được nữa. Đáng buồn thay, sau đó cô gái đã kiệt sức và ra đi mang theo lời hứa của người yêu chôn theo dưới nấm mồ.

Lâu sau, người ta nhìn thấy trên nấm mồ của cô gái mọc lên một loài hoa lạ, khi nở hoa thì những bông hoa đẹp tuyệt mỹ,sáng rực cả nơi nó mọc khiến bao người ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của nó. Mỗi khi ngắm loài hoa ấy, người ta liên tưởng tới sự giàu có, thành công, sự an ủi đặc biệt, sự quyến rũ, phù du như chính cô gái vậy.

Loài hoa mang vẻ đẹp chết người đó chính do lời nguyền của cô gái được bắt nguồn trong câu chuyện tình yêu trên. Nếu ai dám dùng quả, lá, hoa và cành  sẽ  nghiện chẳng có thể dứt ra được, chẳng bao giờ có thể sửa được như trúng phải bùa mê vậy.

2. Cây Hoa anh túc

Cây Hoa anh túc có nguồng gốc từ Hy Lạp, được trồng nhiều ở các quốc gia Châu Á và một số quốc gia Châu Âu, có những nơi Cây Hoa anh túc được trồng thành những cánh đồng với đủ loại màu sắc mang một vẻ đẹp rực rỡ tuyệt trần. Đây là loài  thân Thảo, có chiều cao từ 1-1.6m với tuổi thọ kéo dài khoảng 2 năm. Toàn thân có màu lục, thân mềm, mọc thẳng, rễ ở dạng phân nhánh. Lá có hình bầu dục, nhiều tua và mọc xung quanh thân

Cây hoa anh túc có hoa  mọc đơn độc ở đầu cành hoặc đầu ngọn và khá to, có màu trắng, tím, đỏ vàng và thường nở vào tháng 3. Còn quả  ra vào tháng 5, ban đầu có màu xanh và càng về sau càng có màu đen.

Cây Hoa anh túc mang vẻ đẹp chết người

Cây Hoa anh túc được phân bố rộng rãi ở khắp mọi nới, dường như bất cứ nơi nào, ở bất cứ nước nào từ Châu Á tới Châu Âu người ta đều thấy sự hiện diện của loại hoa này. Khoác lên mình rất các bộ cánh có màu sắc như nhau, nhưng  anh túc chủ yếu có ba màu: màu đỏ, màu trắng và màu vàng, bên cạnh đó còn có những bông hoa màu cam nhỏ  li ti rất hiếm khi bắt gặp.

Cay-Hoa-Anh-Tuc-thien-than-hay-ac-quy

Có lẽ vì mang trên mình vẻ đẹp quá tuyệt mỹ và ảo diệu nên nó  ý nghĩa như một tình yêu ảo mộng, nhưng tình yêu đó chỉ có trong mơ mà thôi, tuy nhiên cũng khiến người ta điêu đứng và đắm chìm, nếu đã say mê rồi thì không thể tách ra nổi.

Ý nghĩa, biểu tượng cuả Cây Hoa anh túc

Biểu tượng 

Cây Hoa anh túc, một trong những loại hoa có biểu tượng rộng rãi  trên thế giới,. Xã hội Hy Lạp, Ai Cập, La Mã cổ đại liên kết  với giấc ngủ do nhựa của nó có tác dụng an thần

Người Hy lạp gắn riêng nó với giấc ngủ vì Morpheus, vị thần của giấc ngủ

Chuyên gia hoa Trung Quốc khuyến nghị sử dụng Cây Hoa anh túc cho các cặp vợ chồng bởi nó thể hiện cho tình yêu sâu sắc và đam mê giữa hai người.

 Màu sắc khác  thể hiện sự thành công và vẻ đẹp trong văn hóa phương Đông. Anh túc màu đỏ còn là loài hoa truyền thống để tưởng nhớ đối với Châu Âu và Bắc Mỹ bởi sự gắn liền của chúng với chiến tranh thế giới lần I và  II. 

Nhựa đươc lấy từ quả xanh chính

Đối với nhiều nền văn hóa, Cây Hoa anh túc là biểu tượng của:

– Giấc ngủ, sự nghỉ ngơi và hồi phục

– An ủi cho mất mát hoặc cái chết 

– Nhớ lại sự sa ngã của các cuộc chiến tranh  và xung đột vũ trang

– Một trí tưởng tượng sống động

– Sự an nghỉ

– Thông điệp của một giấc mơ

– Luân hồi và sự sống vĩnh cửu

– Vẻ đẹp và thành công

– Lãng phí và sang trọng.

Biểu tượng của anh túc không như nhau tại mọi quốc gia, nhưng hầu hết trong số họ đều chia sẻ có sẽ có 1 đến 2 ý nghĩa trong ý nghĩa chung này và chắc chắn có ý nghĩa thể hiện một trong những thành phần làm ra những loại thuốc trị bệnh hiệu quả.

Ý nghĩa thực vật  Cây Hoa anh túc

Thuốc phiện Pagaver là  chất  sử dụng để sản xuất ra morphine, codenie, và các loại thuốc khác đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của y học hiện đại. Tất nhiên, nhu cầu sản phẩm đối với anh túc cũng đã xảy nhiều động thái chính trị tiêu cực và xung đột vũ trang.

Các loại Cây Hoa anh túc khác được sử dụng làn nguyên liệucho chè cho chè hoặc sản xuất hạt giống màu đen và được sử dụng gieo trồng mùa vụ và làm sản phẩm khác. Dầu ép cũng tốt cho việc nấu ăn và mỹ phẩm làm đẹp. Một số loại Cây Hoa anh túc cũng sinh trưởng  trong điều kiện khó khăn, làm cho chúng trở thành vật trí hữu ích.

Cay-Hoa-Anh-Tuc-thien-than-hay-ac-quy

Ý nghĩa màu Cây Hoa anh túc

– Màu  trắng: Khoắc lên mình chiếc áo màu trắng nên ở phương đông, Cây Hoa anh túc có màu trắng là loại hoa được sử dụng nhiều tại các đài tưởng niệm haycác đám tang để tưởng nhớ đến những người đã khuất, và an ủi người ở lại. Đối với phương tây, anh túc trắng có ý nghĩa tượng trưng cho giấc ngủ, sự nghỉ ngơi yên bình.

– Màu đỏ: Màu đỏ của loại hoa này thể giện màu của chết chóc. Nhưng ở phương đông, đây là loại hoa tượng trưng cho tình yêu, thành công, sự khoái lạc, quyến rũ phù du.

– Màu vàng: thể hiện cho sự giàu có, sang trọng và thành công

– Màu tím, hồng, xanh: khiến ta liên tưởng tới sự sang trọng, thành công

Tác dụng của anh túc

Trong đông y, người ta lấy nhựa từ quả chưa chín của cây anh túc để làm thuốc chữa bệnh. Quả sau khi được lấy nhựa gọi là anh túc xác hay cù túc xác. Trong nhựa anh túc có các chất như  morphin, codein, narcotin….với các tác dụng sau:

– Tác dụng đối với hệ tuần hoàn: Morphin có khả năng làm giảm các tĩnh mạch ngoại vi, giải phóng histamin, gây giảm huyết áp. Vì vậy, những người  thiếu máu, huyết áp thấp khi dùng cần hết sức cẩn trong.

– Tác dụng giảm đau: Morphin có tác dụng giảm đau mạnh, giúp nâng ngưỡng chịu đau, làm dịu cơn đau

– Tác dụng đối với hệ hô hấp: morphin có thể gây ức chế mạnh cho hô hấp. Nếu sử dụng liều thấp. morphin giúp ức chế các cơn đau, giảm ho, còn codein giúp long đờm.

 Anh túc có vị chua, đắng, hơi chát, tính tình, có độc, quy vào các kinh thế, thận, tràng, vị có tác dụng chỉ thống, chỉ khái, chỉ lý. Hạt á phiến  có các tác dụng như  vị ngọt, tính bình, quy vào kim tràng, có tác dụng trị nôn và táo bón.

Tuy nhiên, các thành phần có trong loài này có chất  thể gây nghiện và có nhiều hệ lụy cho xã hội nên ở nước ta và khá nhiều nước khác trên thế giới cấm gieo trồng  anh túc.

Ở các tỉnh Tây bắc cây á phiến đôi khi được bán công khai cho người mua mang về ngâm

Hướng dẫn sử dụng Cây Hoa anh túc

– Anh túc xác (quả khô đã chích hết nhựa): dùng làm thuốc chữa hội chứng ho lâu ngày, tiêu chảy mãn với 3-6g/ngày

– Nhựa  cây anh túc (á phiến) dùng làm thuốc để giảm đau, điều trị mất ngủ, ho lâu ngày, đau bụng tiêu chảy và chỉ nên dùng tối đa 0.02g/l

– Hạt anh túc, quả anh túc dùng làm thuốc chữa táo bón, buồn nôn với liều dùng 10-20g

Nước ta nghiêm cấm trồng các loại á phiến.

Với quy định ở nước ta thì chúng ta không được phép trồng loại có chứa chất ma túy, nên không được tùy tiện sử dụng  cây anh túc như một loại thuốc, các loại thuốc có chứa chiết xuất từ hoa anh túc chỉ được sử dụng trong bệnh viện hoặc phải có hướng dẫn của bác sỹ. Tuy vậy nhiều khi chúng ta vẫn bắt gặp ở đâu đó ở nhà dân những bình hoa, quả thuốc phiện được đem ngâm rượu…..

Tác dụng phụ khi sử dụng 

Khi sử dụng anh túc hay những chiết xuất từ anh túc chúng ta có thể gặp phải các  tác dụng phụ:

– Gây nôn mửa

– Gây đau dạ dày

– Gây táo bón

– Gây khô miệng

– Gây co đồng tử

Ngoài ra, trong quả anh túc còn chứa chất nhựa trắng,trong đó có chưa 10% morphi, có thể loại bỏ hiện tượng chuột rút và ức chế cơ tim. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều sẽ gây nghiện, ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Nếu có biểu hiện trên phải tới cơ sở y tế khám kiểm tra ngay.

Cay-Hoa-Anh-Tuc-thien-than-hay-ac-quy

3. Trồng Cây Hoa anh túc bị xử lý như thế nào ở Việt Nam

Cây Hoa anh túc không được phép trồng ở Việt Nam, tuy nhiên những vùng như các tỉnh Tây Bắc, Thanh hóa, Nghệ An luôn nổi tiếng với  á phiến và việc buôn bán thuốc phiện.  Chúng ta đã  ban hành những luật và khung hình phạt tới những hành động có liên quan tới thuốc phiện như buôn bán, chiết xuất các sản phẩn từ anh túc như thuốc hút hay rượu…, bao gồm cả việc trồng á phiến

Đầu tiên, ở Việt Nam việc trồng Cây Hoa anh túc có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều 247 Bộ luật hình sự năm 2015, bổ sung năm 2017. Cụ thể có thể phạt từ 6 tháng đến 7 năm tùy từng trường hợp.

Ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 50.000.000 đồng với hành vi vi phạm này

Tuy nhiên người phạm tội lần đầu tiên tự nguyện nộp lại, khai báo với công an và cơ chức năng có thẩm quyền thì có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hành vi trồng Cây Hoa anh túc này nhất thiết phải là hành động và được biểu hiện bằng nhiều dạng khác nhau như; làm đất,ươm , chăm bón. Một người có thể làm hết các công việc trong quá trình trồng  thuốc phiện hoặc loại có chứa chất gây nghiện nhưng cũng có thể thực hiện 1 công đọan, nhưng đều với mục đích trồng thuốc phiện để chữa bệnh hay mục đích khác đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bộ luật hình sự Việt Nam cũng đã quy định hình phạt đối với các hành động liên quan tới ma tý, á phiến. Chủ Tịch nước, Thủ Tướng chính phủ cũng có những quyết định triển khai và nâng cao trách nhiệm phòng chống ma túy.

Phù dung, á phiến, hoa anh túc trất đẹp, quyến rũ say mê lòng người nhưng nhất định chúng ta không được dùng dưới bất cứ hình thức nào nếu chưa được sự cho phép của các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhé.

Xem thêm đồng hoa anh túc