Trầu bà là một trong các loại cây cảnh trong nhà khá quen thuộc của nhiều gia đình. Không chỉ thu hút bởi ngoại hình đẹp mắt, cây trầu bà còn sở hữu những ý nghĩa phong thủy rất tốt cho không gian nhà ở. 

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thú vị về loài cây sinh tài này nhé

1. Cây trầu bà

1.1. Nguồn gốc của cây trầu bà

Cây trầu bà hay còn được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như: Cây trầu bà xanh, cây Hoàng tâm diệp

Loài cây này có nguồn gốc từ đảo solomon

Trong văn phòng, nơi làm việc hay nhà ở trầu bà thường sử dụng làm cây cảnh trang trí cho không gian thêm tươi mát.

Trầu bà thuộc họ cây thân leo, thân tròn to, nhiều rễ, mọc thành giàn leo lên cao hoạc buông thõng từ trên chậu treo xuống

1.2. Đặc điểm của cây trầu bà

Lá trầu bà hình trái tim, thon dài ở phần đuôi. Lá đơn, màu xanh bóng. Trên lá có các vạch màu trắng hoặc màu vàng.

Rễ cây là rễ sinh  khí, rễ cây bò dài hoặc buông thõng trên các chậu treo.

Cây trầu bà có tốc độ sinh rưởng nhanh, có khả năng chịu bóng bán phần.

Muốn loại cây này phát triển tốt, bạn cần phải cung cấp đầy đủ nước cho cây. Trầu bà có thể trồng trong nước, làm cây thủy sinh. Đối với môi trường, cây trầu bà giúp cho không khí trong sạch, thoáng đãng hơn

cay trau ba 3

1.3. Ý nghĩa của cây trầu bà

Theo quan niệm dân gian, cay trầu bà sở hữu sức sống dẻo dai và mãnh liệt, tượng trưng cho ý chí không ngừng phát triển và vươn lên của con người.

Tặng trầu bà phong thủy  là cách để bạn gửi gắm thông điệp với lời chúc mừng người nhận ngày càng thành công trong tài chính và sự nghiệp

Không những thế, với cách mọc bao quanh thân cây trầu bà còn mang ý nghĩa của sự sung túc, bình an, gia đình hạnh phúc, con cháu thuận hòa. Do đó khi có dịp khai trương, khánh thành hay tân gia, sinh nhật hay mừng thọ trong gia đình, bạn bè, người ta đều mang theo một cây trầu bà xanh mướt mọc sum suê

1.4. Tác dụng của cây trầu bà

Với vẻ đẹp tươi tắn, xanh mát. Cây trầu bà là loại cây để bàn hoàn hảo, tạo sự bắt mắt, tươi tắn cho không gian. Đặc biệt cây trầu bà có tác dụng hấp thụ khí độc như khói thuốc, khí thải động cơ và máy lạnh… Nó giống như một chiếc máy lọc không khí mini trong gia đình

Cây trầu bà làm sạch không khí và trang trí hồ cá cảnh nhờ mọc rễ trong nước, cây trầu bà hấp thụ nitrat có trong nước làm cho nước sạch hơn có lợi cho cá phát triển khỏe mạnh

Cây trầu bà trang trí cho căn phòng, ban công giúp ngôi nhà của bạn có một không gian sạch sẽ và dễ chịu hơn. Đặc biệt ai có vấn đề mắt, màu xanh sẽ giúp cho đôi mắt chúng ta thư giãn, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi trong cuộc sống

2. Những câu hỏi liên quan đến cây trầu bà

2.1. Cây trầu bà hợp tuổi nào

Theo các chuyên gia phong thủy, cây trầu bà là loại cây phong thủy hợp với người tuổi ngọ. Cây giúp trấn át những khuyết điểm của người tuổi này, giúp họ có thể thành coog trong sự nghiệp và tiền tài

Người tuổi ngọ là người không bao giờ thừa nhận thất bại, họ chiến đâu đến cùng chỉ cần bản thân mình còn có thể. Không hành động thì thôi, người tuổi ngọ một khi đã bước ra khỏi sự non trẻ, họ sẽ gặt hái được khá nhiều thành công và thường nhận được những khoản tiền lớn.

Tuy nhiên, họ lại sinh hoạt một cách phung phí, hào nhoáng thậm chí là sanh chảnh quá mức cho phép, chính vì thế mà họ không bao giờ dư giả.

Cây trâù bà sẽ là loại cây khắc phục được những nhược điểm đó, mang lại may mắn và tiền tài cho người tuổi ngọ

cay trau ba 1

2.2. Cây trầu bà hợp mệnh gì

Yếu tố tiếp theo cần lưu ý khi trồng cây trầu bà đó chính là câu hỏi đặt ra, loại cây này hợp mệnh gì?

Cây trầu bag thích hợp với những người mệnh mộc. Đặc điểm của những người mệnh mộc đó chính là phóng khoáng và bao dung, rộng lượng, thường xuyen giúp đỡ người khác và thường không để bụng

Người mệnh mộc là những người biết đối nhân xử thế, vì vậy họ được nhiều người yêu mến. Không chỉ vậy, họ còn là những người chủ động, không thích dsuwj áp đặt hay quản thúc từ những người khác

Những yếu tố  thông minh, sắc bén là tính cách tạo nên sự thành công cho người mệnh mộc. không chỉ vậy, họ còn là những người khôn ngoan, biêt sluoonf lách mọi việc một cách khéo léo và dễ lấy lòng người khác

Tuy nhiên, cái gì quá cũng không tốt dẫn đến họ thường hay tin người và bị tình cảm chi phối làm ảnh hưởng đến những vấn đề khác trong cuộc sống.

Trồng cây trầu bà sẽ là giải pháp để hóa giải những điều không may mắn cho người mệnh mộc

2.3. Cây trầu bà có độc không 

Cây trầu bà giúp khả năng hút khí độc từ những tác nhân có khả năng bức xạ như ti vi, tủ lạnh hay điêù hòa và nhiều chất hóa học tẩy rửa có trong gia đình bạn

Người ta gọi là trầu bà bởi lẽ nó có hình dạng giống lá trầu. Việc trồng trầu bà trong nhà giúp thanh lọc không khí, loại bỏ các chất độc hại là nguyên nhân chính khiến tiir lệ ung thư ngày càng gia tăng

Bởi nhiều lý do về những công dụng của cây trầu bà mà nó ngày càng được ưa chuộng. Người ta trồng phổ biến từ những thập niên 70, sức  sống mãnh liệt, ý nghĩa về phong thủy, bảo vệ sức khỏe cũng như tinh thần của con người, vậy hãy sở hữu cho mình một cây trầu bà ở trong nhà các bạn nhé

2.4. Cây trầu bà có hoa không

Có rất nhiều người thắc mắc: Cây trầu bà có hoa không?

Xin thưa với các bạn, cây trầu bà cũng là một loại cây xanh có hoa.

Hoa của trầu bà có đặc điểm giống lá. nên một số người nhận định rằng cây trầu bà không có hoa

cay trau ba

2.5. Vị trí đặt cây trầu bà hợp với không gian và phong thủy

*) Vị trí đặt cây trâù bà leo

 Cây trầu bà leo đa số là những cây có kích thước không quá lớn nên bạn có thể đặt ở nơi tùy thích. Cây thường được chọn làm cây để bàn làm việc, để giá sách, ban công hay cửa sổ… Một số người trồng biến tấu cho cây leo phủ kín tường hoặc trồng trong chậu treo ở trên cao (nơi cửa sổ hoặc trần nhà)

Ở những quán nước, quán cafe, vì cây leo quấn tròn quanh thân cột lớn ở chính giữa, nên kích thước của cây và chậu trồng khá cao. Đồng thời, trầu bà leo cột có ý nghĩa phong thủy rất tích cực, mang lại nhiều may mắn cho ngườ trồng nên cần được đặt tại nơi quan trọng

Vị trí thích hợp để đặt cây này thường là vị trí chính cửa, hai bên cửa ra vào, văn phòng, cơ quan… hoặc trong 1 góc phòng khách, phòng họp, phòng làm việc.

Bất kể vị trí nào thì cây trầu bà cũng sống rất tốt, bởi cây thích nghi với nhiêu floaih môi trường: đất hay nước, có ánh sáng hay bị thiếu ánh sáng…

Tuy nhiên, cần lưu ý tránh trồng cây nơi quá tối, sẽ không đủ ánh sáng để cây quang hợp và phát triển bình thường. bên cạnh đó, những nơi có nhiệt độ cao như nhà bếp cũng không thích hợp để trồng cây trầu bà

*) Vị trí đặt cây trầu bà đế vương

Cây trầu bà đế vương mang vẻ đẹp mạnh mẽ, cứng cáp và quyền quý. Cây có kích thước cao, độ tỏa của các nhánh lá lớn. Do đó, vị trí đặt cây phù hợp là trong phòng khách hoặc phòng làm việc.

Vị trí đặt cây trầu bà này còn thấy nhiều ở hiên nhà, sân nhà để cầu may mắn, điềm lành đến với gia chủ

Những người kinh doanh buôn bán thường thích trồng cây trâu fbaf đế vương tại cửa hàng, công ty…của mình để chiêu tài lộc, cây có phong thủy cực tốt nên cũng được ưa chuộng vì thế

Bên cạnh đó, những người có chức vị cao, làm quản lý, giám đốc… cũng hay trồng 1 chậu trầu bà đế vương trong phòng làm việc hoặc nơi để thể hiện uy quyền của mình. Trầu bà đế vương mang lại nguồn năng lượng mạnh mẽ và giúp họ thăng tiến xa hơn trong sự nghiệp

Sự sang trọng và lịch lãm của cây trầu bà đế vương cũng giúp cây được trồng ở nhiều không gian như khách sạn, nhà hội nghị,… để trang trí

Điều đặc biệt lưu ý khi trồng cây trầu bà đế vương đó là cây không thích hợp với nơi có nắng quá gắt, độ ẩm cao, hay mưa và nhiều gió. Ánh sáng dịu nhẹ, đất vừa đủ ẩm sẽ giúp cây sống tốt và xanh bóng hơn

cay trau ba 2

2.6. Tại sao cây trầu bà thủy sinh được nhiều người ưa thích

trầu bà thủy sinh đẹp, dễ chăm sóc nên được nhiều người ưa thích

Cây trồng bà thủy sinh này hợp với rất nhiều loại cây trồng, song song với việc trồng cây trầu bà thủy sinh đã càng được ưa chuộng bởi nó có rất nhiều ưu điểm nổi trội như sau:

– Linh hoạt trong vị trí sắp xếp cây, cây được trồng trong chậu thủy tinh trong suốt tạo điểm nhấn nổi bật ấn tượng, sang trọng cho bề mặt

– Có thể quan sát trực tiếp mọi sự biến đổi nhỏ của cây vì có vì có thể dễ dàng nhìn rõ thân cây, rễ cây trong nước trong suốt

– Nhờ phương pháp trồng thủy sinh với nước và dung dịch thủy canh trong bình mà cây phát triển nhanh hơn, khỏe hơn, hạn chế nguy cơ nhiễm sâu bệnh vì vậy tuổi thọ của cây được kéo dài

– Dễ chăm sóc

– Với các ý tưởng thiết kế cây cảnh bạn cũng có thể linh hoạt chọn màu nước làm nên sự khác biệt hoặc biến thể tạo điểm nhấn ấn tượng hơn cho bồn cây trong nước bằng sỏi hoặc những viên bi đầy màu sắc trong nước

2.7. Nên trồng cây trầu bà trong nhà hay không

Xét theo góc độ phong thủy, cây trầu bà được xem là cây có ý nghĩa của sự sinh sôi, nảy nở, mang đến nhiều tài lộc, thịnh vượng và may mắn cho gia chủ.

Nhiều gia đình trồng cây trầu bà trong nhà để tránh được những điều xui xẻo hay thị phi trong cuộc sống. Nhất là với những người mệnh mộc, đặt cây trầu bà trên bàn làm việc thể hiện ý chí không ngừng vươn lên, ngụ ý đem lại nhiêu fsuwj thăng tiến hơn trong công việc nên cây rất có ý nghĩa

Với nhiều ý nghĩa, cây trầu bà là loại cây nên trồng trong nhà bạn nhé, đặc biệt là để trên bàn làm việc. Ngoài ra cây trầu bà còn có khả năng chịu bóng bán phần và trồng được trong nước làm cây thủy sinh nên đặt cây ở trong nhà không những phù hợp với sự phát triền của cây mà còn tạo thêm một cây cảnh trồng thủy sinh lạ mắt cho gia đình.

3. Những loại cây trầu bà

3.1. Cây trầu bà đế vương

*) Đặc điểm

Cây thuộc họ thân thảo dạng lớn, cây không có thân cây, lá cây khá to, hình bầu dục và nhọn ở cuối lá.

Màu sắc chủ đạo của cây là màu đỏ tía, đó cũng là điểm thu hút của cây đối với gia chủ.

Cây trâù bà đế vương thì hoa nở thành từng cụm trắng và hướng thẳng lên trời

*) Công dụng

Cây giúp thanh lọc không khí, hút các chất độc trong môi trường. Tạo cảm giác dễ chịu trong phòng tăng khả năng tập trung và ghi nhớ, tăng khả năng làm viecj và sức sáng tạo, tạo cảm giác thoải mái cho người làm việc

Cây có thể giảm nhiệt trường từ các thiết bị điện tử như ti vi hay máy tính, máy điều hòa… Ngoài ra cây còn giúp tạo cảnh quan cho văn phòng, giúp phòng làm việc trở nên xanh tươi và tạo thiện cảm hơn với khách tới làm việc hay người đối diện

*) Ý nghĩa

Theo phong thủy cây hợp với người mệnh mộc, giúp gia chủ làm ăn mọi sự phát đạt, may mắn và thịnh vượng.  Trong nhân gian thường nói nếu trồng cây theo hướng Đong Nam thì cây có thể phát huy tác dụng phong thủy. Nên bạn lưu ý khi đặt cây trong nhà, tránh những hướng xấu làm ảnh hưởng đến tiền tài

3.2. Cây trầu bà lá xẻ

*) Đặc điểm

Trầu bà lá sẻ hay còn được gọi là trầu bà chân vịt hay trầu bà khía

Đây là một trong những cây trồng thuộc họ ráy, là cây thân thảo, thường mọc thành bụi nhỏ, tỏa đều ra xung quanh

Chiều cao trung bình của cây từ 0,8 đến 1,2m. Lá cây có màu xanh lục với cuống dài. Phiến lá cia thùy hình lông chim độc đáo. Ngoài hình dạng độc đáo, trâu fbaf lá xẻ còn có hương rất thơm

Cây có hoa, quả và hạt mọc theo cụm và có dạng mo. Đặc biệt, do chúng có nhiều rễ nên khi trồng trong chậu thủy sinh sẽ rất đẹp

Cũng giống với việc trồng cây trầu bà, ngoài làm cảnh cây còn giúp thanh lọc không khí, đem lại môi trường sống trong lành

*) Công dụng

Với hình dáng lá độc lạ nên cây trầu bà lá xẻ được dùng phổ biến với mục đích trang trí nội thất, làm đẹp không gian. Chúng chủ yếu đặt ở bàn làm việc, phòng khách, phòng ăn và cả phòng làm việc, phòng họp…

Tùy vào kích thước cây mà bạn lựa chọn đặt ở những địa điểm khác nhau. Đối với những cây có kích thước nhỏ bạn có thể lựa chọn hình thức trồng thủy sinh để tăng phần sang trọng

Đặc biệt, nhờ hương thơm đặc trưng mà cây còn giúp cho không khí trở nên dễ chịu, mọi người cảm thấy thư giãn hơn và giải tỏa những áp lực cuộc sông

*) Ý nghĩa

Đây là loại cây được biết đến với sức sống mãnh liệt và phát triển không ngừng ngay cả khi thời tiết khắc nghiệt. Do vậy, trầu bà lá xẻ đại diện cho ý chí kiên cường, bất khuất, không chịu nhún nhường bởi số phận

Người ta còn cho rằng, cây mang lại sức khỏe và sự trường thọ, bìn an cho chủ nhân. trồng loài cây này, bạn không chỉ có sức khỏe dồi dào , mà ơconf thoải mái, khoan khoái về mặt tâm hồn. Do vạy mà cuộc sống tốt đẹp hơn

3.3. Cây trầu bà vàng

Trầu bà vàng là loại truyền thống và phổ biến nhất. cây nổi bật với những chiếc lá hình trái tim màu xanh  xen lẫn vàng và rất tươi.

Thân cây mang màu xanh của lá. Nếu cây này được cung cấp nhiều ánh sáng, nhiệt độ ấm áp và đủ nước cũng như dinh dưỡng, lá cây có thể phát triển khá lớn

3.4. Cây trầu bà cẩm thạch

Trầu bà cẩm thạch cũng có lá hình trái tim nhưng hơi dài chứ không như trâu fbaf vàng, lá trầu bà cẩm thạch là sự hòa quyện giữa màu xanh lá cây và những vệt trắng kem.

Màu trắng kem chiếm phần lớn chiếc lá và dường như sắc xanh chỉ là điểm xuyến, ngay cả thân cây cũng trắng kem như vậy. Có thể chính vì điều này mà mà nhiều nơi còn gọi cái cây này với tên là cây trầu bà trắng.

3.5. Cây trầu bà sữa

Trâu fbaf sữa có cạn lá lượn sóng chứ không phẳng như những loại trầu bà khác, nên có thể phá vỡ hình trái tim của lá. Lá của cây đa dạng với các sắc thái của bạc,  trắng, kem, xanh nhạt, xanh đậm.

Mỗi lá là khác nhau, nhưng không có quy chuẩn nào về màu sắc của các lá, nhiều lá có những màu xanh lớn, lá lại chỉ phủ màu trắng  như sữa

Thân cây cũng màu trắng hoặc bạc. Nhiều tài liệu cho rằng cây trầu bà này giống lai trong phòng thí nghiệm của các nhà khoa học, nhưng sự chính xác lại chưa được chứng thực

3.6. Cây trầu bà bạc

Trầu bà bạc có lá hơi dày và có vẻ cứng cáp hơn các cây cùng loại. Lá cây hình trái tim nhỏ, viền trắng bạc, bề mặt trên của lá màu xanh sẫm lấm tấm đốm bạc nhỏ

Chúng ta dễ dàng nhận thấy cây trầu bà bạc bởi bề mựt dưới của lá có màu xanh nhạt và không hề lốm đốm bạc như mặt trên. Trong khi đó, các loại trầu bà khác cả hai mặt lá đều có màu sắc giống nhau.

Thân cây thuộc dạng thân tròn , màu xanh sẫm và không phát triển bò leo nhiều

3.7. Cây trầu bà xanh

Trong các loại trầu bà chỉ có trầu bà xanh là loại có hình dáng lá thuôn dài như mũi tên. Lá chỉ có độc mọt màu xanh lục, lá non rất bóng mượt, lá quá già hoặc bám nhiều bụi bẩn thì nhám thô hơn.

Thân cây tiệp màu lá, cũng là màu xanh lục. Cây có khả năng chịu hạn tốt và sinh trưởng khá mạnh

3.8. Cây trầu bà thái

Lá trầu bà thái không bầu mà thuôn dài, hoặc thi thoảng vẫn giữ được hình trái tim nhưng rất ít. Màu cảu lá cây thuộc dang nổi bật nhất trong các loại cây trầu bà, đó là màu neon hay còn gọi là màu dạ quang. Lá non có xu hướng sáng màu hơn lá già

Thân cây cũng tiệp màu lá, và không bị bất kỳ sắc xanh nào sâm lấn.

Cây này rất đặc biệt bởi vì quanh năm xuốt tháng vẫn giữ được màu xanh lá và sinh trưởng tốt dù có được trồng ở trong bóng râm

3.9. Cây trầu bà ngọc 

Lá cây là sự kết hợp của những mảng màu xanh ngọc và màu trắng kem cũng như xám bạc

Cạnh lá cũng lượn như trầu bà sữa nên dễ làm mất đi hình trái tim vốn có của trầu bà.

Trầu bà ngọc là giống cây khó chăm nhất trong các loại trâu fbaf. bời vì cây không thể chịu được ánh nắng trực tiếp, nếu quá gắt cây sẽ khô lá và chết trong thời gian ngắn mà không thể phục hồi.

Cây phát triển cực chậm, lá thuộc loại nhỏ nhất, thân cũng không leo nhiều

3.10. Cây trầu bà vịt

Trầu bà chân vịt là cây thân bụi nhỏ, thân thảo có nhiều rễ khí khí sinh.

Lá hình răng cưa xẻ sâu, cuống lá dài và thon, mọc từ gốc. Chiều cao trung bình chậu trầu bà chân vịt từ 0,8 – 1.2m. Cây phù hợp trang trí văn phòng và nội thất

Điểm nổi bật của cây là lá rất đẹp, hình dáng có phần cách điệu. cây có khả năng chịu bóng và có mùi hương dễ chịu, thích hợp với độ ẩm và nhiệt độ trong nhà

Loại lá xẻ thùy, mọc vòng quanh thân cây chính. tay lá xòe rộng và các lá mọc xen kẽ tạo nên tán lá chân vịt hình tròn.

Là loại thân thảo, mọng nước, có mùi thơm đặc trưng, mùi thuốc bắc, nước trong thân có màu vàng nhạt chứa chất nhờn, khi cắt ra đọng lại nhanh tạo lớp màng đông trên mặt cắt

3.11. Cây trầu bà thanh xuân

Là loại thân thảo thuộc họ ráy, có kích thước khá nhỏ chỉ khoảng từ 30cm – 1m nhưng cây vẫn có dáng vẻ um tùm, xanh mát. Tất nhiên kích thước cây còn phụ thuộc vào môi trường chăm sóc

Cây mọc thành bụi, chia nhiều nhánh.Lá cây có bản to, màu xanh thẫm. Bề lá không nguyên vẹn mà có nhiều đường xr hơi nhăm nheo, phần cuống lá dài với thành bẹ ôm thân cây

Rễ cây khá rậm rạp đẹp mắt nên nhiều người chọn trồng thủy sinh để khoe bộ rễ

Hoa trầu bà thanh xuân khá nhỏ, có dạng mo cau và mọc thành cụm

Trầu bà thanh xuân có thể sống trên nhiều loại đất, sinh trưởng rất nhanh nếu được cung cấp nước đầy đủ. Chịu úng, chịu hạn kém, ưa sáng nhưng vẫn có thể chịu bóng một phần, không chịu được ánh sáng gay gắt

3.12. Cây trầu bà hạnh phúc

Cây thân thảo dạng dây leo lớn và dày có màu xanh đậm bóng, gợn sóng nhẹ, gân lá nổi trên ề mặt lá. Bề mặt lá có hình hoa văn nhăn nheo không rõ hình thù .

3.13. Cây trầu bà kim cương

Cây ngắn dễ mọc rễ phụ, không phân nhánh.

Lá hình mác lớn nhọn tại đỉnh, tim ở gốc, vành mép nguyên, phiến lá lớn. Mặt trên lá và lá non có màu xanh xen kẽ với đường kẻ dọc vàng làm chúng nổi bật và lạ mắt

4.  Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trầu bà

4.1. Kỹ thuật trồng câu trầu bà

Cây trầu bà là loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc, cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, nhanh tươi tốt trở lại khi được chăm sóc. Tuy nhiên, khi trồng cây trầu bà trong chậu, bình đặt tại nhà hay văn phòng làm việc thì bạn cũng cần chú ý đến các điều kiện sinh trưởng của cây như sau: 

 – Cây trầu bà là loại cây không chịu được lạnh, chính vì vậy khi trồng cần đảm bảo nhiệt độ cây luôn trên 8 độ. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh từ 15 – 30 độ C

 – Cây trâu fbaf là loại cây ưa bóng mát, sánh sáng nhẹ đến trung bình, cây thích hợp trồng trong nhà nơi có ánh sáng tự nhiên cũng gips cây phát triển tốt. Vì vậy, khi trồng cây trầu bà để bàn cũng chú ý không đặt nơi có ánh sáng quá gay gắt hay gần cửa sổ, cửa kính 

 – Nếu trồng cây trầu bà bên ngoài trời thì cần có mái che để hạn chế tình trạng cây bị vàng lá, cháy lá 

*) Chọn đất trồng cây trầu bà

 – Để trồng cây trầu bà, bạn cần chuẩn bị giống trồng, cắt một đoạn cành có nhánh, mầm giâm vào chậu cát thô hoặc đá trân châu, cho cây ra rễ và phát triển lên mầm khỏe mạnh mới mang ra chậu trồng. Bạn cần chú ý, không nên trồng cây trầu bà trong nước hoặc đất ẩm vì nó chỉ có thể nhân giống khi bị chặn sinh trưởng

 – Cây trầu bà là loại cây trồng không kén đất, cây có thể sinh trưởng phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. tuy nhiên, đất trồng cần chọn loại đất tơi xốp, thoáng khí, đủ độ ẩm và giàu chất dinh dưỡng để nuôi cây

 – Cũng có thể sử dụng trộn hỗn hợp xơ dừa, trấu, tro, than củi, phân chuồng hoại mục để làm đất trồng, sử dụng đất vườn hay đất thịt vẫn được

 – Cần làm thêm giàn leo hoặc cắm cọc để trầu bà có thể leo, nếu không thì có thể để trầu bà leo bám lên một thân cây khác

Nếu tròng cây trầu bà trong nước thì nên rửa sạch rễ cây rồi mới cho vào bình đựng dung dịch để trồng cây

4.2. Kỹ thuật chăm sóc cây trầu bà

 – Cây trầu bà là loại cây ưa ẩm, không thể chịu hạn, nên nếu trồng ngoài trời thì cần tưới nước mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn

 – Cò nếu trồng trong nhà, mỗi tuần tưới 2 lần cho cây, cũng nên mang cây ra phơi nắng mỗi tuần vào buổi sáng sớm khoảng 15 đến 30 phút

 – Tuy nhiên, khi trồng đất nên đảm bảo lượng đất vừa đủ, tránh quá nhiều gây hiện tượng ngập úng, cây sẽ bị vàng lá và thối rễ

 – Đối với cây trầu bà thủy sinh thì cần duy trì lượng nước ngập 2/3 phần rễ, khi nào cạn nước thì đổ thêm nước vào là được. nên thay toàn bọ nước mỗi tuần và tỉa bớt rễ hư

 – Về dinh dưỡng, không cần quá nhiều phân bón cho cây trâu fbaf, thỉnh thoảng chỉ nên sử dụng một số loại phân bón lá cho cây phát triển tốt

4.3. Sâu bệnh thường gặp và các biện pháp xử lý 

 – Cây trầu bà rất ít khi bị sâu hại nhưng thi thoảng hay gặp vấn đề ve, rệp, thối rễ… nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật để khắc phục tình trạng này

 – Nếu cây có hiện tượng vàng lá, khô héo thì cần kịp thời hồi phục lại sự sống cho cây bằng cách tưới nước, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, cắt bỏ các lá vàng, hạn chế để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời  hay ánh nắng quá gay gắt