Hương bài một loài cây tìm thấy mọc hoang nhiều ở một số vùng của Việt Nam. Tuy nhiên công dụng của nó đã được khoa học chứng mình, nhiều người chúng ta sẽ bất ngờ về điều đó

 1. Nguồn gốc, đặc tính nổi bật của cây Hương Bài

Đặc tính

Cây Hương bài còn có tên gọi khác – cây Bã Chuột, cây Cát Cánh Lan, cây Hương Lâu, cây Xương Quạt hay cây Lâm nữ, Huệ rừng. Cây Hương bài thuộc họ thích Diệp Thụ hoặc Lan nhật quang

Đặc điểm cơ bản của cây thuộc nhóm họ thân cỏ. Cây có khả năng sống mãnh liệt và dẻo dai. Kích thước chiều cao trung bình của cây khoẳng từ 40cm đến 50cm. Đặc điểm thân rễ của cây mọc ngang dễ nhận biết. 

Cỏ hương bài

if( aicp_can_see_ads() ) {

Cỏ hương bài được trồng nhiêu ftaij các tỉnh phía Bắc và miền Trung, Việt Nam

Lá của cây hương bài có đặc điểm mọc so le hau, với lá cây mọc ôm lấy thân cây, hình dáng phiến dài, dạng lá đơn, mép nguyên. Kích thước trung bình của lá dài khoảng 40cm, với chiều ngang rộng khoảng 1,5cm, lá cây thường không có cuống.

Đặc điểm của cỏ có kích thước khoảng 20 cm, hoa của cây thường mọc thành cụm dễ nhận biết. Ngoaid ra, hoa có màu sắc hơi vàng nhạt hoặc tím nhạt. Mùa của hoa rơi vào khoảng tháng 6 – đến tháng 7. Cây có cho quả, kích thước khoảng từ 8mm, bên trong quả chứa khoảng 2-3 hạt.

Nguồn gốc

Loại cỏ có nguồn gốc và mọc rộng rãi ở các vùng núi cao của Thái Lan, Lào hay Việt Nam

Ở Việt Nam loài cỏ thực vật  này thường được tìm thấy mọc hoang nhiều ở một số vùng. Chính vì khả năng sống dẻo dai của mình mà cây có thể tồn tại ở những điều kiện khắc nghiệt. Tuy chưa được trồng với quy mô lớn (hiện nay mới có Thái Bình trồng rộng rãi để sản xuất dầu thơm), nhưng chúng cũng hay có mặt trong một số vườn của các hộ gia đình. Trên thị trường cũng có bán hạt giống hương bài.

2. Tác dụng và liều lượng dùng cây cỏ hương bài

Tác dụng

 – Rễ hương bài được trưng cất để lấy tinh dầu thơm, tinh dầu được sử dụng để làm nước hoa, kem dưỡng và xà phòng

 – Rễ dược liệu được sử dụng để nấu gội đầu giúp to tóc bóng mượt, thơm tóc. Ngoài ra với mùi thơm tự nhiên, cỏ hương bài còn có tác dụng đuổi gián, sâu bọ sống trên tử sách 

Cỏ hương bài

Rễ cây làm dầu gội hay chiết xuất tinh dầu

 – Nấu rễ hương bài tắm có thể trị ghẻ, đau do lở loét và  ngứa ngáy ngoài da

 – Một số nơi dùng loại thảo dược này  để đốt thay cho trầm hương. Hương bài có mùi thơm nhẹ nhàng tạo cảm giác nhẹ người và thư giãn.

 – Nhân dân sử dụng rễ hương bài để làm hương thắp vào những ngày lễ.

 – Lá hương bài được giã nát đắp lên da để trị mụn

 – Độc tính: Cây cỏ hương bài có chứa tính độc mạnh,động vật ăn có thể bị ngộ độc chết. Chính vì vậy hương bài được người dân tận dụng để làm bã giết chuột và không được sử dụng làm thuốc uống

 – Một số tác dụng khác

 + Tại Ấn Độ, người dân sử dụng rễ hương bài hãm uống để chữa bệnh về tiêu hóa và cảm sốt. Ngoài ra rễ hương bài còn được tán bột, đắp ngoài chữa các bệnh về gan và sốt cao. Tuy vậy dược liệu này có chứa độc tố cao nên hiện nay cách chữa trị này ít được áp dụng

 + Tại Malaysia người dân dùng rễ hương bài đắp lên bụng phụ nữ sau sinh để làm tan huyết ứ và phục hồi tử cung.

Cách dùng

Cỏ hương bài được dùng chủ yếu ở dạng giã, tán bột đắp ngoài. Do thảo dược có tính độc dược mạnh nên tuyệt đối không sử dụng ở dạng sắc

Thu hái: cây thường được thu hái vào cuối mùa thu, đào lấy rễ và thân rễ.

 Cách làm: Tùy mục đích sử dụng mà có cách làm khác nhau, mang đi rửa sạch rồi phơi khô.

Ở Việt Nam, các bộ phận của cây được sử dụng với các mục đích khác nhau như sau: rễ cây với mùi thơm đặc biệt nên được dùng để làm hương thắp. Người ta thường trộn bột rễ với các vị thơm khác như hồi, quế chi, bã mía,… để làm hương. Ngoài ra rễ cây còn được dùng đắp ngoài da để tiêu sưng, mủ.

if( aicp_can_see_ads() ) {

Cỏ hương bài

Hương bài có quả màu tím rất bắt mắt, để xa tầm tay của trẻ em

Hiện nay chưa có liều lượng khuyến cáo tiêu chuẩn cho cỏ hương bài. Tinh dầu cỏ hương bài thường được thoa lên da sau khi đã pha loãng nó với dầu khác

Liều dùng của cỏ hương bài có thể khác nhau đối với những người khác nhau. Liều lượng dùng dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe và mộ số vấn đề cần quan tâm khắc. Chúng ta cần thảo luận với bác sỹ trước khi dùng và để tìm ra liều lượng thích hợp

Lưu ý và những kiêng kỵ sau:

Toàn cây có độc tính, có thể gây chết người. Vì vậy tuyệt đối không được ăn nhầm

Đặc biệt chú ý để xa tầm tay trẻ em vì quả cảu cây có màu tím nhìn rất bắt mắt

Hương bài, một dược liệu quý trong y học và hệ sinh thái của Việt Nam. Tuy rằng các bô phận của cây có độc tính, nhưng chỉ cần sử dụng đúng cách thì vẫn có thể đảm bảo an toàn khi trồng, sản xuất và điều trị (ở Việt Nam vẫn chua sử dụng như 1 loại thảo dược làm thuốc để chữa bệnh).  Hiện nay tại một số làng nghề, cây hương bài – cây xóa nghèo cho người dân, góp phần mang nhiều lợi ích cho nông nghiệp của chúng ta

3. Cây cỏ hương bài được ứng dụng trong sản xuất 

Ưng dụng làm dược liệu và sản phẩm khác 

Theo một số nghiên cứu khoa học, thì  rễ cây thường được dùng nhất, vì chúng có mùi tinh dầu nhẹ thơm và dễ chịu

Tại Việt Nam, cỏ chưa được tận dụng làm thuốc. Đặc biệt mới cho thấy một số nơi lấy rễ cây phơi khô. Sau đó sử dụng với các loài cây khác như hồi, bã mía, quế chi để sản xuất ra hương thắp. 

Bộ phận lá cây có thể giã nát sau đó đắp lên vùng bị mụn nhọt. Nó có tác dụng rất hiệu quả. Ngoài ra, vì tính độc trong cây mà các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng để làm thuốc dùng trực tiếp. Ở một số vùng miền rễ của cây còn được dùng để làm dầu gội đầu có mùi thơm nhẹ

Cỏ hương bài

Hương bài được sử dụng để làm nhang đốt có mùi rất đặc trưng

 – Dầu hương bài có các tác dụng làm giảm và hỗ trợ chứ không có tác dụng chữa bệnh, là sản phẩm phổ biến và được xuất nhập khẩu giữa các nước

 + Giảm nguy cơ ung thư, thời gian lão hóa chậm. Theo một số nghiên cứu tinh dầu cỏ hương bài giúp bạn có  da khỏe mạnh, hỗ trợ cai nghiện và tuổi thọ dài hơn

 + Trị sẹo: giúp trị các vết sẹo, loại bỏ các đốm đen hoặc dấu hiệu của mụn chứng cá

 + Trị rạn da

 + Hỗ trợ  điều trị rối loạn tăng động ADHA cua ở trẻ

 + Kích thích ham muốn tình dục

 + Giảm stress, căng thẳng 

 + Đuổi muỗi 

 + Dưỡng da

 + Dễ ngủ và tạo giấc ngủ sâu

 – Hương bài được sử dụng làm hương đốt

Từ xa xưa và lưu truyền cho tới ngày nay, người dân các tỉnh phía Bắc và miền Trung đã sử dụng cây cỏ Hương bài để làm nguyên liệu làm nhang (nhang hương bài có mùi thơm đặc trưng, thường được sử dụng trong những dịp đặc biệt). Hương bài, loại cây mang lại nguồn lợi không nhỏ. Và trên thực tế, cây hương bài đã giúp người dân Thôn Tiên Lý, Yên Đinh, Sơn Động, tỉnh Bắc Giang thoát nghèo nhiều năm nay

Việc nhân giống cây hương bài không khó, có thể nhân giống bằng hạt, giâm hom, tách gốc… Trồng cây hương bài cũng như trồng sả, trồng thuần hoặc trồng xen dưới tán cây rừng chưa khép tán. Trồng khoảng 1 năm có thể thu hoạch được.

Ứng dụng, phục vụ việc xử lý nước thải công nghiệp

Cỏ hương bài

if( aicp_can_see_ads() ) {

Tinh dầu hương bài có nhiều công dụng

Cỏ hương bài được trồng để xử lý chất thải ở các vùng nuôi thủy hải sản lớn và các khu sản xuất công nghiệp ở Việt Nam

 – Thanh lọc nước thải sinh hoạt và  thải nhiễm chất hữu cơ

 – Xử lý nước thải từ bãi rác, chăn nuôi

 – Xử lý nước thải nhiễm kim loại nặng 

 – Xử lý trong ô nhiễm và bảo vệ đất

Hàng rào cỏ hương bài có tác động đệm rất tốt, chống được xói mòn nếu đạt được đường đồng mức với khoảng cách nhất định trên sườn đồi. Phần lớn rễ cỏ hương bài mọc thẳng ít nhất 3m, không gây hại đáng kể tới các dạng cây trồng,  giảm lượng nước trên bề mặt và giữ nước ngầm.

Ngoài hàng rào bảo vệ hiệu quả, cỏ hương bài còn có tác dụng bảo vệ các công trinhg đập, kênh, đường bộ, sông hồ và thủy điện không bị bồi lấp,  phòng chống lũ lụt, phòng mất mùa trên diện rộng.