Hồ thủy sinh đẹp không phải là hồ nuôi cá cảnh thông thường, nó tạo cho thị giác người ngắm một cảm giác đặc biệt như được chứng kiến một khu vườn sống động thu nhỏ ở tỏng nước.

Sau đây là 9 bước giúp bạn có một hồ thủy sinh đẹp trong nhà:

1. Chọn loại hồ và vị trí đặt hồ

Người mới chơi hồ thủy sinh thường chưa có nhiều kinh nghiệm, do đó không nên chọn các hồ có kích thước quá lớn. Kích thước hồ thích hợp nhất cho người mới chơi là (dài x rộng x cao): 60x40x40cm.

ho thuy sinh

Vị trí đặt hồ thủy sinh thường cố định, tránh việc di dời vì dễ gây hư hỏng vật dụng trong hồ.

2. Trộn đất nền và sắp xếp bố cục cứng cho hồ thủy sinh

Đất nền là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho các cây thủy sinh sống và phát triển, cũng là nơi để nhiều loại vi sinh vật cư ngụ góp phần phát triển hệ sinh thái thu nhỏ. Chính vì thế đất nền tốt thì hệ sinh thái hồ thủy sinh mới phát triển tốt được.

Người mới chơi nên chọn loại đất nền công nghiệp có bán ở các cửa hàng thủy sinh vì chưa có nhiều kinh nghiệm để trộn được đất nền tốt.

Mỗi người có một phong cách và cảm nhận cái đẹp khác nhau mà tạo hình độc đáo, bắt mắt và mới lạ cho hồ của mình. Thông thường, người mới chơi nên sử dụng lũa và đá để tạo hình tượng ban đầu cho hồ vì có hình dạng tự nhiên và mang lại vẻ hoang sơ cho hồ.

ho thuy sinh 1

3. Cho nước vào hồ thủy sinh

Vì đất nền còn thô và chưa cố định được nên bạn phải đổ nước từ từ và nhẹ nhàng vào hồ để lớp đất và lớp sỏi bên trên không bị xói và lẫn lộn với nhau. Hơn nữa để thuận lợi cho việc trồng cây thủy sinh vào hồ thì các bạn nên đổ một ít nước vào trước sao cho cao hơn mặt đất nền khoảng 1 vài cm.

4. Lựa chọn và trồng cây thủy sinh vào trong hồ.

Tùy thuộc vào con mắt thẩm mỹ của từng người mà sẽ tạo nên những phông nền bắt mắt khác nhau. Dẫu vậy bạn cũng nên chú ý những điểm sau khi trồng cây thủy sinh vào trong hồ

+ Các cây có thân to, cao thì nên đặt phí trong cùng sát tường để tránh che khuất tầm nhìn phía trước của hồ. Những cây thân bò, thấp thì nên trồng ở phí trước hồ thì khi nhìn vào sẽ thấy hồ thoáng và đẹp hơn.

+ Nên cột thêm rong rêu vào các lũa để tăng phần hoàng sơ cho hồ thủy sinh và tạo cảm giác là nó đã có từ rất lâu rồi.

+ Bạn cũng nên sử dụng các cây lá to nhưng thấp hoặc vài chùm rong rêu để che khuất các hốc đá, gốc lũa to thô cứng để tạo vẻ hoang vu và tạo thành những hang động nhỏ cho động vật cư trú.

ho thuy sinh 2

5.Đổ đầy nước vào trong hồ thủy sinh.

Sau khi trồng và gắn cây vào trong hồ thủy sinh là ta đã có một phông nền hoang sơ tuyệt đẹp do chính tay mình tạo ra rồi. Việc đổ đầy nước vào trong hồ phải thật chậm rãi và từ từ để tránh làm xê dịch hay ngã đổ công trình tuyệt đẹp mà chúng ta đã bỏ rất nhiều công sức vào để hoàn thành.

6.Lựa chọn và lắp đặt các thiết bị phụ trợ cho hồ thủy sinh

Những thiết bị này rất cần thiết để duy trì sự sống và phát triển của hồ thủy sinh. Nếu thiếu chúng thì hệ sinh thái trong hồ không thể duy trì sự sống và phát triển được.

Các thiết bị đó bao gồm:

+ Đèn nền

Đèn nền không chỉ để tạo màu sắc cho cảnh quan trong hồ mà nó còn cung cấp độ sáng để cho hệ thủy sinh trong hồ duy trì và phát triển. Những người mới chơi hồ thủy sinh nên hỏi rõ thông số của từng loại đèn để xem chúng có phù hợp với loại cây thủy sinh mà mình đã trồng trong hồ chưa.

+ Bình lọc

Cực kì quan trọng đối với hồ thủy sinh vì giúp loại bỏ những cặn bã thức ăn dư thừa của cá giúp cho nước trong hồ không bị làm bẩn và ô nhiễm tạo môi trường tốt cho vi sinh vật và thủy sinh trong hồ phát triển.

+ Bình tạo CO2

Giúp tạo ra một lượng CO2 hòa tan trong nước thúc đẩy quá trình quang hợp của các cây thủy sinh trong nước tạo ra lượng oxi hòa tan trong nước để các loài động vật có thể sinh sống – giúp cho hệ sinh thái trong hồ phát triển tốt.

7. Kiểm tra các thông số kỹ thuật trong hồ.

Những thông số trong hồ thủy sinh cần phải được xác đinh là nồng độ PH, KH, TDS … Để đo được những thông số này bạn nên tham khảo và nhờ những người có kinh nghiệm của các cửa hàng bạn mua đồ làm hồ thủy sinh hướng dẫn và điều chỉnh hợp lý là tốt nhất.

8. Lựa chọn và thả động vật thủy sinh vào trong hồ

Tùy vào sở thích của từng người sẽ chọn một hoặc nhiều loài động vật thủy sinh khác nhau. Tuy nhiên trước khi cho động vật vào trong hồ bạn nên để hệ thủy sinh trong hồ ổn định từ 1-2 tuần và tránh thả một lúc quá nhiều động vật vào trong hồ vì dễ làm mất cân bằng hệ sinh thái trong hồ.

ho thuy sinh 3

9. Vệ sinh hàng tuần cho hồ thủy sinh.

Để hồ thủy sinh phát triển tốt thì việc không kém phần quan trọng bạn phải làm là vệ sinh hồ 1-2 lần/ tuần.

Tuy nhiên để tránh sáo trộn hệ sinh thái trong hồ bạn cần chú ý những điểm sau:

+ Thời gian đầu: đất nền trong hồ còn nhiều chất dinh dưỡng nên dễ phát sinh rêu hại. Bạn cần phải loại bỏ bớt rêu hại hoặc thả tôm tép để chúng ăn bớt rêu hại.

+ Sau một thời gian: dưỡng chất trong hồ giảm bớt bạn cần phải mua thêm một số các loại dưỡng chất như phân nước và phụ gia để đảm bảo cân bằng giúp hệ sinh thái trong hồ phát triển tốt.

Chúc bạn có những phút giây thư giãn tuyệt vời bên hồ thủy sinh đẹp do chính tay mình tạo ra.