Bồ công anh hay rau mũi cày, từ lâu đã là một biểu tượng đầy chất thơ trong văn học nghệ thuật. Ngoài việc được xem như một loại rau ở một số quốc gia, nó còn được coi như là một loại thảo dược dân gian quý chữa được nhiều căn bệnh khác nhau vô cùng hiệu quả. 

 1. Cây bồ công anh

1.1. Nguồn gốc

Cây bồ công anh là một dạng thân thảo

Thuộc họ cúc

Tên khoa học: Lactuca indica

Ngoài cái tên phổ thông thì nó còn có nhiều tên gọi khác như: phù công anh, rau bồ cóc, diếp dại, mũi mác, rau mũi cày

Cây bồ công anh chủ yếu phân bố ở các quốc gia thuộc khu vực Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á.

Tại Việt Nam, loài bồ công anh xuất hiện chủ yếu ở miền Bức, thường mọc tự nhiên ven đường, ven sông, hồ hoặc trên các sườn núi. Ngày nay, do nhu cầu sử dụng hoa bồ công anh để chữa bệnh tăng cao nên nhiều nơi đã trồng loài cây này. Bồ công anh có thể trồng bằng hạt hay bằng gốc đều được.

Bồ công anh được gọi là diếp dại hay rau mũi cày
Bồ công anh được gọi là diếp dại hay rau mũi cày

1.2. Đặc điểm

– Đặc điểm sinh trưởng:

Bồ công anh có đặc điểm sinh trưởng, phát triển khá nhanh, thích hợp trồng ở những nơi có độ ẩm cao như gần sông, suối, hồ. bồ công anh phân bố tập trung chủ yếu ở những vùng núi Tây Bắc nước ta.

Hoa bồ công anh thường nở vào dịp tết, nên được ưa chuộng dùng để trang trí trong nhà

– Đặc điểm hình dáng của cây bồ công anh

Bồ công anh là loại cây thân thảo nhỏ, có chiều cao trung bình từ 60 – 300cm, thân mọc thẳng đứng, nhẵn, không có lông, thân thường không phân nhánh hoặc phân cành ít

Lá của cây có dạng thuôn dài hoặc hình mũi mác, có kích thuwcowcs từ 15 – 18cm, đầu lá thuôn nhọn, gân như không có cuống. mép lá thường được chia thành nhiều thùy răng cưa to, thô, mắt trên phiến lá có màu xanh lục, lá trên ngắn, không chia thùy, mặt dưới có màu xanh xám

Hoa bồ công anh thường mọc gần đỉnh ngọn cây, hoa có hình dạng chùy, thường mọc cụm hoa tròn, cuống hoa dài  khoảng 10 – 26cm, tổng bao hình trị, mỗi trụ thường có 23 – 30 bông hoa nhỏ. màu vàng nhạt hoặc trắng sữa, mỗi bông hoa có kích thước từ 12 – 15cm

Quả có hình elip, có màu đen, nhẵn nhụi, mỏ quả dài, xung quanh có màu lông trắng bao phủ dọc theo gân quả

1.3. Ý nghĩ của bồ công anh

Nói đến ý nghĩa của hoa bồ công anh, người ta quy định nó mang nhiều ý nghĩa thông điệp khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm văn hóa của từng vùng miền

Trong giới trẻ ngày nay, bồ công anh được mệnh là vị thần tiên tri cho tình yêu, những cánh hoa thường được dùng trong trò đếm cánh hoa tiên tri để đoán về  tình yêu của đối phương

cay bo cong anh 2

Đồng thời, là loài hoa của những ước mơ, hi vọng vào cuộc sống, sự tự do, những cánh hoa vươn mình trong gió mong tìm đến những vùng đất mới

Với đặc tính ở, tàn vào những khung giờ nhất định. Nên hoa bồ công anh còn được những người chăn cừu thời xưa xem như chiếc đồng hồ tự nhiên hữu ích giúp họ có thể xác định được giờ giấc

2. Cây bồ công anh có mấy loại

2.1. Cây bồ công anh Việt Nam

*) Đặc điểm

Trên thế giới hiện nay người ta phát hiện ra 3 loài bồ công anh khác nhau, bồ công anh Việt nam là một trong số đó. Cây bồ công này xuất hiện nhiều ở vùng đồng bằng và trung du miền núi phía bắc nước ta

Cây còn được gọi với nhiều cái tênkhác nhau như rau diếp hoang, diếp trời, cây rau bồ cóc, múi mác, rau mũi cày… mọc hoang phổ biến ở các tỉnh phía bắc, Bắc trung bộ và những khu vực có đất đai ẩm ướt, vườn, ven đường hoặc bãi sông 

Loài câ này còn được gọi là bồ công anh cao vì có thân cao từ 60 – 100cm, lá mỏng nhăn nheo, gần giống như không có cuống, mặt trên lá có màu nâu sẫm, mặt dưới lá có màu nâu nhạt, mép lá có hình răng cưa. 

Thân thẳng, đường kính 0,2cm, có mấu mang lá thường thu hoạch vào tháng 5 -7, bộ phận được dùng chủ yếu là lá và cành.

*) Công dụng 

Bồ công anh được trồng làm thuốc ở nhiều vùng như Hòa Bình, Đà Lạt, Hà Nội, Vĩnh Phúc… Loại này có nhiều tác dụng như: chữa quai bị, đau dạ dày, ợ chua, táo bón, chữa sưng vú, tắc tia sữa, thiếu sữa ở phụ nữ đang nuôi con… 
Tuy nhiên, uống nước sắc từ cây bồ công anh Việt Nam thường gây mệt mỏi, uể oải sau 2-3 ngày, bởi vậy các bác sỹ, thầy thuốc đông y thường khuyến cáo không được uống bồ công anh cao nếu không có sự kết hợp với các loài thảo dược khác 

2.2. Cây bồ công anh Trung Quốc

*) Đặc điểm

Cây bồ công anh Trung Quốc hay còn gọi là bồ công anh lùn, cây này chỉ khoảng 60cm. Đây được xem là loài thuốc quý có tác dụng chữa được nhiều bệnh và rất tốt cho sức khỏe

Bồ công anh Trung quốc được dùng rộng rãi ở nước ta. Cây này mọc hoang nhiều và cũng được trồng tại một vài nơi của nước ta, được các nhà khoa học nghiên cứu chứng minh có tác dụng chữa bệnh, tốt cho sức khỏe

Đặc điểm nhận biết cây bồ công anh lùn: 

  – Thân ngắn, chỉ cao từ 40 – 60cm

 – Lá cây mọc trực tieps từ rễ lên, lá đơn, mọc chụm ở gốc thành hình hoa nhị, lá có màu xanh lục, mặt trên đậm hơn mặt dưới , các lá mọc bên ngoài thì cong xuống, còn lá mọc ở giữa thì thẳng lên, lá dài tầm 15 – 30cm, rộng 4 – 6cm, cuống lá dẹp.

 – Rễ cây hình trụ, mọc đâm thẳng xuống dưới đất

 – Hoa mọc trên cùng, có màu vàng, khi hoa già thì thu lấy hạt

 – Quả màu đen, có hình bầu dục thuôn hẹp dài từ 0.3 – 0.4cm

Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh như rễ, lá, thân và hoa

*) Tác dụng
Cũng giống như bồ công anh Việt Nam, bồ công anh Trung Quốc cũng có nhiều tác dụng trong y học. trong cây bồ công anh Trung quốc có chứa nhiều dưỡng chất . Các bộ phận của cây thường dùng để chữa bệnh như rễ, lá, hoa. Một số tác dụng được kể đến như sau:
 – Điều trị sưng vú, tắc tia sữa
 – Ức chế sự phát triển của khối u, thường dùng để hỗ trợ điều trị ung thư
 – Điều trị bệnh đau dạ dày, loét dạ dày hay ăn uống kém
 – Điều trị mụn nhọt hay sưng mủ
 – Chữa chứng lỏ loét lâu ngày
 – Điều trị viêm kết mạc mãn tính
– Chữa ung thư, sưng tấy cấp tính
 – Chữa chứng táo bón, nhuận tràng
 – Điều trị viên ruột thừa, viên gan cấp tính
– Có tác dụng chống loãng xương
 – Tăng cường sức khỏe, chữa chứng suy nhược cơ thể
 – Hỗ trợ điều trị bệnh gout

2.3. Cây bồ công anh chỉ thiên

Cây thường mọc ở miền Nam nước ta. Chủ yếu được dùng để làm cảnh, làm trà hoặc trồng làm rau ăn chứ cây này không có tác dụng chữa bệnh như 2 loại bồ công anh kia

người ta còn gọi cây này là cây cây thổi lửa, cây cỏ lưỡi chó, cỏ lưỡi mèo. Người dân tộc thái gọi là cỏ tát nai, người tỳ gọi là nhả đản….

Mặc dù cả 3 loại trên đều có thể sử dụng làm trà, làm rau hoặc cây thuốc nhưng do dược tính của mỗi loại khác nhau nên người bệnh cần cẩn trọng khi sử dụng. Lưu ý là nên dùn loại bồ công anh lùn đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh, vừa tốt co sức khỏe lại vừa giúp điều trị bệnh rất hiệu quả

3. Cây bồ công anh có tác dụng gì? cây bồ công anh chữa bệnh gì? 

3.1. Tác dụng của cây bồ công anh

Các nhà nghiên cứu cho rằng cây bồ công anh có thành phần dinh dưỡng nhiều hơn hẳn so với những loài rau khác như ra rền, rau diếp và các loại rau thơn khác. 

Dưới đây là một số tác dụng cảu cây bồ công anh:

*) Tác dụng bảo vệ xương

Canxi là yếu tố quan trọng cấu thành nên xương và răng, đồng thời tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh, đông máu, điều hòa hormone và co thắt cơ. theo đó, bồ công anh là nguồn cung cấp khoáng chất dồi dào. thống kê loại thực vật này có thể mang lại 10% nhu cầu canxi khuyến nghị trong ngày của bạn

Ngoài canxi, bồ công anh còn sở hữu chất chống oxy hóa, điển hình như vitamin C và  luteolin. Do vậy, việc uống trà hay ăn lá bồ công anh có thể giúp bảo vệ xương khỏi tác hại của nguồn gốc tự do, đồng thời ngăn ngừa sâu răng, chững co thắt, ca huyết áp và thiếu hụt canxi

cay bo cong anh

*) Là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào

Vitamin K là loại vitamin tan trong dầu vô cùng thiết yếu cho cơ thể, bởi nó đóng vai trò quan trọng trong duy trì sức khỏe xương khớp và tim mạch. 

Điều đáng ngạc nhiên là bồ công anh cung cấp 500% giá trị vitaminK  hàng ngày cho cơ thể. Do đó việc tiêu thụ loại thực vật này là một biện pháp vô cùng hữu hiệu để ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin K. 

Nói thêm là dưỡng chất này còn nổi bật với lợi ích chống đông máu. Ngoài ra nó còn giữ vai trò đảm bảo chức năng của não bộ và húc đẩy hoạt động trao đổi chất

Không những thế, vitamin K còn giúp cải thiện sức khỏe xương khớp và giảm nguy cơ gãy xương, đặc biệt đối tượng là phụ nữ hậu mãn kinh và bị loãng xương

Cây bồ công anh lầ loại cây mọc hoang với rất nhiều công dụng

*) Giúp thanh lọc gan

Gan có chức năng sản xuấ enzyme phân tách chất béo trong cơ thể thành axits béo, ngoài ra còn đảm nhiệm vai trò lọc và giải độc máu. Gan còn giúp phân tách và dự trữ axits amini, toogr hợp và chuyển hóa cholesteron và chất béo, giữ cho các cơ quan bên trong hoạt động đúng

Bên cạnh đó, bồ công anh giúp hệ tiêu hóa hoạt động do khả năng duy trì lượng mật phù hợp. Bồ công anh giúp bổ sung vitamin C, giảm sưng, hấp thụ khoáng chất tốt hơn và ngăn ngừa phát triển các loại bệnh

*) Chữa bệnh tiểu đường

Trà hoa bồ công anh giúp bệnh nhân tiểu đường kích thích quá trình sinh insulin trong tủy và giữ lượng đường trong máu ở mức thấp. 

Nếu tụy không sản sinh đủ lượng insulin cần thiết hay các tế bào không xử lý insulin đúng cách sẽ gây ra bệnh tiểu đơường. 

Để chống lại bệnh tiểu đường, bạn có thể dùng trà bồ công anh để loại br lượng đường dư thừa trong cơ thể

*) Tác dụng chống nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da là do vết thương hay có thể do nhiêu fbieen schuwngs quan trọng. Do vậy, chúng ta cần phòng ngừa tình trạng này bằng cách khử trùng, trong đó có cả việc sử dung bồ công anh. 

Phần sáp lỏng xuất hiện khi bạn chạm tay vào thân cây bồ công anh được chứng minh là có tác dụng sát trùng, trừ sâu và diệt nấm, loại bỏ các vi khuânr trên da

Ngoài a, còn có thể sử dụng sáp bồ công anh để giảm ngứa hay kích thích do chàm, vảy nến hay nhiễm trùng da

Trà bồ công anh rất được ưa chuộng

*) Giàu chất chống oxy hóa

Một trong những  tác dụng khác của bồ công anh là chứa nhiều chất chống oxy hóa. Thành phần này giúp ngăn ngừa các tổn thương tế bào, đặc biệt là các tổn thương do gốc tự do gây ra. 

Cơ thể sử dụng chất chống oxy hóa  để phá hủy gốc tự do, gây nhiều nguy hiểm cho mô cơ thể và liên kết với ung thư cũng như lão hóa nhanh

*) Cung cấp nhiều chất xơ

Bồ công anh chứa nhiều chất xơ, giúp hệ tiêu hóa và đường ruột khỏe mạnh. 

Chất xơ giúp vận chuyển thúc ăn qua đừng tiêu hóa, giúp tối ưu hóa quá trình hoạt động.

Chất xơ chống táo bón vì khi ăn vào ruột nhiều chất xơ húy nhiều dịch, tăng khối lượng của phân và kích thích để tống phân a ngoài

*) Dồi dào nguồn vitamin A

Vitamin A đóng vai trò quan trọng giúp duy trì đôi mắt khỏe mạnh, chức năng thần kinh và sức khỏe của da

Vitamin A hoc trợ hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa ung thư. Với phụ nữ mang thai, hấp thụ đủ vitamin a là rất cần thiết. Đặc biệt là trong tháng thứ 3 của thai kỳ. 

*) Có tác dụng lợi tiểu

Rễ cây bồ công anh giúp lợi tiểu, thúc đẩy quá trình thải độc gan.

Ngoài ra, loài thực vật này còn giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, duy trì lượng đường trong máu ổn định, giảm ợ nóng và các vấn đề khác

*) Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiêts liệu

Trà bồ công anh giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết liệu cũng như chứng rối loại bàng quang, các vấn đề ở thận và nang ở cơ quan sinh sản

Ngoài ra, uống hỗn hợp rễ và cây bồ công ang cùng vơi sthaor dược khác giúp giảm nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ

3.2. Các chế biến cây bồ công anh

*) Nấu trà với rễ hoa bồ công anh

Một trong những cách tốt nhất để dùng cây bồ công anh là pha trà. 

Nguyên liệu: 

 – 8 bông hoa bồ công anh

 – 360ml nước sôi 

 – Mật ong hoặc đường

Cách chế biến

 – Rót nước sôi ngập hoa và đậy kín trong khoảng 5 phát

 – Thêm chút mật ong hoặc đường. Nên ưu tiên dùng mật ong vì mật ong tốt hơn cho sức khỏe của bạn

*) Trà rễ cây bồ công anh

Nguyên liệu: 

  – 30g rễ cây bồ công anh khô

 – 5g gừng

 – 1 hạt thảo quả

 – 360ml nước sôi

 – Mật ong hoặc đường tùy khẩu vị

Cách chế biến

 – Trộn tất cả nguyên liệu trên trừ đường hay mật ong và đem đun sôi khoảng 5 – 10 phút

 – Sau đó, bạn lọc lấy nước, thêm đường hoặc mật ong để uống

Chỉ với công thức đơn giản như vậy là bạn sẽ có được những tách trà thơm ngon sẵn sàng để thưởng thức, rất phù hợp cho những buổi nói chuyện cùng bạn bè ngay tại nhà

*) Nướng rễ bồ công anh làm nước uống

Ngoài ra, bạn cũng có thể nướng rễ cây để làm nước uống tay cà phê.

sau khi rửa sạch, hãy xắt nhỏ phần rễ và nướng ở nhiệt độ 300 độ trong vòng 2 tiếng đồng hồ.

Sau đó, ngâm nước sôi khoảng 10 phút trước khi uống.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tận dụng khả năng giải độc của bồ công anh bằng cách dùng rễ cây để thúc đẩy quá trình hoạt động của gan và cải thiện chức năng hệ miễn dịch

*) Dùng rễ bồ công anh làm nước sốt

Bạn có thể dùng rễ bồ công anh làm nước sốt và kết hợp với ngò. Cả hai loại này đều giàu chất chống oxy hóa chống gốc tự do, hooxx trợ cơ thể giải độc và có đặc tính kháng siêu vi

*) Dùng làm món salat

Bạ có thể dùng thêm bồ công anh cho món rau trộn vì loại này đôi khi có vị đắng, khs phù hợp để hòa trộn với các loại rau củ khác.

Bạn có thể trộn chung với bông cải xanh để tạo ra món tráng miệng ngon. Cả hai loại thực vật trên đều chứa chất xơ và vitamin C để giữ cơ thể hoạt động bình thường hàng ngày

3.3. Tác dụng phụ của cây bồ công anh

đây là một loại cây mọc hoang nhiều, đặc biệt là ở Miền Bắc Việt Nam

Thảo dược này có thể tạo ra một số tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn mửa, sỏi mật, viêm túi mật

Phản ững mẫn cảm, viêm da tiếp xúc

3.4. Những lưu ý khi sử dụng bồ công anh

*) Lưu ý khi sử dụng cây bồ công anh

Bảo quản bồ công anh nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm và ánh sáng trực tiếp chiếu vào

Trong khi sử dụng bồ công anh, bạn nên theo dõi các phản ứng của cơ thể như mẫn cảm và viêm da tiếp xúc. 

Nếu các triệu chứng này xuất hiện, bạn hãy ngưng sử dụng và thay thế bằng thuốc kháng histamin hoặc các biện pháp khác thích hợp hơn dưới sự tư vấn của bác sỹ.

*) Mức độ an toàn của cây bồ công anh

Không nên sử dụng cây bồ công anh cho những đối tượng sau: 

 – Trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú

 – Những người mẫn cảm với loại thảo dược này

 – Người bị bệnh đái tháo đường, mất cân bằng điện – nước sinh lý, tăng huyêt sáp hoặc suy tim sung huyết

 – Người mắc hội chứng ruột kích thích, bệnh tiêu hóa, tắc nghẽn ống dẫn mật.

*) Bồ công anh có thể towng tác với những gì?

Dùng bồ công anh chung với tuốc kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh

Bồ công anh có chứa 1 lượng kali đáng kể. Một số thuốc lợi tiểu cũng có tác dụng tăng nồng độ kali trong cơ thể. Dùng bồ công anh có thể làm mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể

Bồ công anh có thể làm giảm độ thẩm thấu thuốc của gan

4.  Cách trồng và chăm sóc cây bồ công anh

*) Cách trồng

Hạt bồ công anh rết dễ nảy mầm nên bạn không cần ngâm ủ mà có thể gieo trực tiếp vào đất. 

Trước khi gieo, bạn nên dùng kéo cắt bớt lông trên hạy để tránh việc bị gió thổi bay.

Nên gieo hạt cách nhau từ 15 – 25cm

Sau khi gieo, bạn dùng ít đất phủ nhẹ nên hạt, rồi tưới nước vào chậu để tạo điều kiện về độ ẩm cho hạt nảy mầm

*) Cách chăm sóc bồ công anh

Vào mùa khô, bạn nên thường xuyên tưới để giữa ẩm cho cây

Tới mùa mưa, bạn chú ý thoát nước thường xuyên để tránh bị ngập úng

Sau khi trồng được khoảng 15 ngày thì bạn tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùm quế… 

Sau đó cứ khoảng 20 – 30 ngày lại bón đợt tiếp theo. Ngoài việc bón phân, khi cây phát triển bạn cũng cần phải chú ý tới việc cắt cành lá dài và làm cỏ cho cây bồ công anh có thể phát triển tốt nhé