Nhắc đến cây xạ đen có lẽ đối với nhiều người cái tên này không còn quá xa lạ, tuy nhiên đây lại là một loại cây có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là dùng để bào chế ra nhiều loại thuốc chữa bệnh. Vậy còn chần chừ gì mà không thanh khảo nội dung bài viết dưới đây để hiểu hơn về cây xạ đen

 1. Cây xạ đen

1.1. Cây xạ đen – cây xạ

Xạ đen là dạng cây thân leo, thường được mọc thành từng bụi rậm. thường ra hoa vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè và ra quả vào khoảng tháng 8 đến tháng 12. nó được tìm thấy đầu tiên vào năm 1851 bởi George Bentham

Ngoài cái tên xạ đen, loài cây này còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như: cây ung thư, cây bách giải, cây dây gối, cây nâu, cây bạch vạn hoa….

Xạ đen có tên khoa học là Celastrus Hindsii Benth

Cây xạ đen

if( aicp_can_see_ads() ) {

Cây xạ đen có nguồn gốc từ Châu Á, được trồng nhiều tại các nước như Việt Nam hay Thái Lan

1.2. Hình ảnh cây xạ

Xạ đen là 1 loài cây bụi trườn có chiều cao khoảng 3 – 5 mét, phân thành nhiều cành non, trên mỗi cành có lông tơ mịn bao phủ, có màu nâu xám.

Lá xạ đen thường mọc so le nhau, có đầu lá nhọn và phiến lá có hình bầu dục ngược. Hai mép lá đều có cạp gân phụ nhưng lại không có răng cưa và cũng không có lông bao phủ như thân. Cuống lá xạ đen ngắn, lá cũng không rụng theo mùa như những loại cây khác. 

Hoa cây xạ đen thường mọc thành từng chùm ở ngọn cây. hoa có màu trắng trong, cuống ngắn và trổ hoa vào khoảng cuối xuân đầu hè từ tháng 3 – 5 hàng năm

Quả xạ đen, có hình trứng ngược thường mọc theo chùm, khi khô quả sẽ nổ thành 3 phần, bên trong có chứa nhiều hạt màu hồng. 

Cây xạ đen

Lá và quả của cây xạ đen

1.3. Khu vực phân bố cây xạ

Cây xạ đen phân bố nhiều ở Châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lam, Myana. Ở Việt Nam, xạ đen mọc nhiều ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Hòa Bình, Ninh Bình và một số vùng quốc gia Ba Vì, Cúc Phương

Xạ đen có nguồn gốc từ Châu Á, không phải Châu Âu … nhưng chỉ tập trung ở khu vực Đông Nam Á phần nhiều. Loài cây này mọc ở độ cao từ 1000 – 1500m so vơi smuwcj nước biển.

1.4. Các nhận biết cây xạ đen, cây xạ

Cách nhận biết cây xạ đen hiệu quả nhất chính là dựa vào phần nhựa bên trong cây. bạn chỉ cần cứa nhẹ phần thân leo thì trong khoảng 5 phút, một dòng nhựa màu đen nau sẽ chảy ra. Đây cũng chính là lí do vì sao người ta gọi loài cây này là xạ đen

Ngoài cách dựa vào nhựa cây, bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra cây xạ đen thông qua màu sắc và hình dáng bên ngoài. Lá xạ đen có hình bầu dục, nhọn về đầu, mọc so le nhau.

Khác với những loài cây khác, màu của lá xạ đen sẽ thay đổi từ non đến già. Lá non có màu đỏ tía như tía tô, còn lá già có màu xanh đậm. Phía bên ngoài phiến lá được bao bọc bởi những hình rằng cưa lớn và không sát nhau. 

Khi vò lá xạ đen sẽ thấy có phần nhựa màu nâu đen chảy ra như khi cứa vào cây. Đặc biệt khi phơi khô, lá của cây xạ đen có mùi thơm nhẹ và không bị giòn như những loài cây khác

Khi tươi cây xạ đen có thân dài hơn cây xạ vàng và màu sắc cũng đậm hơn. Lá cây xạ đen tươi có màu xanh ánh tím, còn xạ vàng thì không có, khi phơi khô lá xạ đen cũng không bị dòn hay vợ vụn như lá xạ vàng 

Khi phơi khô, cây xạ đen có mùi thơm nhưng thân cây có màu đen do có nhựa chảy từ thân gỗ, còn xạ vàng lại có màu trắng và không có mùi

if( aicp_can_see_ads() ) {

Cây xạ đen

hai loại xạ khác nhau

1.5. Số loại cây xạ

Trong tự nhiên có đến 9 loài cây họ xạ, bao gồm: xạ đen, xạ vàng, xạ trắng, xạ lai…

Còn xạ đen chỉ có một loại mà thôi. Bên cạnh xạ đen thì xạ vàng cũng được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Nhưng xạ đen được sử dụng rộng rãi hơn các loại xạ còn lại

1.6. Thu hái và chế biến cây xạ  

Cây xạ đen có thể thu hái quanh năm về để làm thuốc người dân sử dụng toàn bộ cây trừ rễ. Sau khi thu hái, người dân sẽ cắt thành từng khúc nhỏ và đem đi rửa sạch để loaij bỏ tạp chất, rồi mang đi sấy khô dùng quanh năm

Theo báo cáo nghiên cứu khoa học, các chuyên gia cho biết rằng trong xạ đen có chứa một số chất như tamin, acida min… Những hoạt chất này đều có tác dụng ức chế các tế bào ung thư và khối u rất tốt từ đó giúp ngăn ngừa cũng như hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả 

2. Tác dụng của cây xạ đen

Cây xạ đen

xạ đen là 1 loại thuốc trong đông y

2.1. Công dụng của cây xạ đen

Theo Đông y, cây xạ đen có vị đắng hơi chát nhưng lại có tính hàn và có tác dụng tiêu viêm, giải độc gan, chữa mụn nhọt, vàng da và vô số công dụng nổi bật khác

 – Công dụng của cây xạ đen giúp ngăn ngừa và tiêu diệt sự phát triển của các khối u bướu ác tính

 – Giúp ổn định huyết áp cho người cao tuổi, đặc biệt là cao huyết áp

 – Hỗ trợ điều trị xơ gan, hạ men gan, điều trị viên gan B

 – Giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể

 – Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, máu nhiễm mỡ

 – Có công dụng dùng làm thuốc giảm đau, chống viêm kháng khuẩn cho các bệnh nhân mắc bệnh viêm nhiễm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Cây xạ đen

if( aicp_can_see_ads() ) {

Thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư…

2.2 Hỗ trợ điều trị  bệnh ung thư của cây xạ

Trong thành phần của xạ đen có chứa nhiều Flavonoid, đây là chất chuyển hóa trung gian cảu thực vật, đóng vai trò như một sắc tố sinh học, giúp tạo ra màu sắc của một só loài hoa. 

Với cơ thể con người chất Flavonoid, giúp cơ thể hấp thu vitamin C, tái tạo các mô. Đặc biệt nó có thể làm chậm quá trình oxy hóa các gốc tự do. Ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, gây bệnh ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư máu. từ đó gips dquas trình điều trị bệnh ung thư trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn

Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư gan, phổi:

Sử dụng 30g lá và thân xạ đen khô

30g cây an xoa

30g bạch hoa xà thiệt thảo

15g cây bán chi liên

20g cây xương khỉ (hay còn gọi là cây bìm bịp)

Đem tất cả dược liệu rửa sạch, rồi ch vào đun với 1.5l nước lọc cho đến khi cạn còn 600ml thì tắt bếp, chia làm 3 lần uống. Nên uống sau khi ăn 30 phút, nên uống khi còn ấm nóng để mang lại hiệu quả cao

Cây xạ đen

Là vị thuốc tuyệt vời trong hôc trợ điều trị ung thư giai đoạn đầu

2.3 Tác dụng trong hỗ trợ điều trị cao huyết áp của cây xạ

Ngoài tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, u bướu thì nó còn có khả năng chữa huyết áp cao, giữ huyết áp luôn ở mức ổn định và giúp có giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn

chỉ cần sử dụng lá xạ đen uống hàng ngày, có thể dùng nước này uống thay nước trà hoặc nước lọc mỗi ngày

Bài thuốc hạ huyết áp từ cây xạ đen:

20g xạ đen khô

15g kim ngân hoa khô

Đem dượu liệu sao vàng, rồi cho vào bình hãm như hãm trà lấy nước uống trong ngày

Để tăng cường hệ miễn dịch, Giảm stress, căng thẳng bạn có thể dùng xạ đen, giảo cổ lam, nấm linh chi mỗi loại 15g. Đem tất cả dượu liệu sắc với 2l nước lọc để uống hàng ngày

Cây xạ đen

if( aicp_can_see_ads() ) {

Uống nước pha từ xạ đen hàng ngày thay nước lọc để hạ huyết áp

2.4. Có tác dụng trong điều trị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ

Trong đông y, có nhiều vị thuốc là khắc tinh hàng đầu của máu  nhiễm mỡ như táo mèo, lá sen hay vỏ bưởi, xạ đen cũng không ngoại lệ.

Theo Giáo sư – Tiến sỹ Lê Thế Trung, nguyên giám đóc học viện Quân y cho biết, ngoài tác dụng hỗ trợ phòng ngừa ung thư, giúp hạ huyết áp, xạ đen có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ

Chỉ cần uống nước xạ sắc xạ đen mỗi ngày trong vòn 2 tháng, người bệnh sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể

2.5. Điều trị viên gan, xơ gan

Cây xạ đen

Có nhiều tác dụng đối với các bệnh về gan

Xạ đen được xem la vị thuốc quý có khả năng điều trị viêm gan, xơ gan và men gan cao. nó được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian dùng để chữa các bện liên quan đến gan, giúp tăng cường chức năng gan

Sử dụng:

50g xạ đen khô

30g cây cà gai leo

20 cây nhân  mật 

20g diệp hạ châu (cây chó đẻ)

Đem tất cả rửa sạch rồi đun với 1.5 lít nước, đun với lửa nhỏ trong vòng 30 phút rồi tắt bếp, để nguội bớt rồi rót ra uống hàng ngày

Cay xa den 11

if( aicp_can_see_ads() ) {

2.6. Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh

Ngoài những tác dụng đã kể trê thì lá xạ đen còn rất tốt với những ai gặp chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh và thiếu máu.

Hãy uống nước sắc xạ đen thường xuyên để giúp tăng cường tuần hoàn máu não, điều trị chứng đau đầu chóng mặt, hoa mắt, ù tai hiệu quả

Suy nhược thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng vỏ não do tế bào não làm viêc quá tải, khiến thần kinh bị suy nhược, ảnh hưởng đến quá trình nghỉ ngơi và phục hồi cơ thể

Các biểu hiện thường thấy của người bị suy nhược thần kinh đó là mất ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, ù tai, lo âu, dễ cáu gắt, hồi hộp, tim đập nhanh, táo bón… với những triệu chứng này nếu dùng xạ đen thường xuyên sẽ suy giảm đáng kể

2.7. Chữa mụn nhọt, mẩn da, vàng da

Cây xạ đen

có tác dụng thần kỳ với các bệnh về da

Ngoài được sử dụng như một loại thuốc để sắc uống, những người gặp vấn đề về da như mụn nhọn, vàng da hay mản ngứa cũng rất hay sử dụng lá xạ đen để đắp lên bề mặt da. 

Cách làm này thật sự đem lại hiệu quả vì bên trong thành phần của xạ đen có hoạt chất Sapoin Triterbenoid có khả năng chống viêm và kháng khuẩn mạnh.

2.8. Hỗ trợ điều trị HIV

Flavonoid trong xjaj đen có khả năng phá hủy thành tế bào và ức chế quá trình phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh HIV. Từ đó giúp quá trình điều trị HIV có hiệu quả cao hơn

3. Cách dùng cây xạ đen

Cây xạ đen

Có công dụng chữa nhiều bệnh

3.1. Cách dùng thông thường

Thông thường có rất nhiều cách dùng cây xạ đen, người ta thường đem sắc uống. tùy theo thể trạng của từng người bênh mà liều dùng có thể tăng hoặc giảm một cách thích hợp

Dưới đây là cách dùng và liều dùng cho người bình thường muốn tăng cường sức khỏe, giúp ăn ngon, ngủ ngon:

 – Chuẩn bị 70g thân và lá xạ đen khô, đem rửa sạch và để ráo nước

 – Cho dược liệu vào nồi và đổ 1.5l nước, đun sôi trong vòng 10 phút. Có thẻ dùng nước thay cho nước trà hay nước lọc hàng ngày. Nếu không có thời gian, có thể hãm lá xạ đen trong bình giữ nhiệt để uống

Cây xạ đen

Sắc nước uống có thể dùng loại tưi hay khô đều được

3.2. Với xạ đen tươi

Nếu nhà bạn sử dụng cây xạ đen tươi thì việc sử dụng cây xạ đen tươi làm dược liệu xem ra tiện lợi hơn cả. Hiện nay, có 3 cách sử dụng xạ đen tươi phổ biến nhất là đun nước uống, giã nát đắp vào vết thương hoặc ngâm rượu

 – Xạ đen tươi nấu thuốc

Với cách dùng xạ đen tươi nấu thuốc này, bạn nên dùng chung với cả lá và thân cây để nấu thuốc. Cách nấu thuốc xạ đen tươi tương đối đơn giản

Đầu tiên cần chuẩn bị 50g lá cây, 50g thân cây xạ đen cắt khúc đã rửa sạch cùng với 2l nước. Sau đó cho tất cả nguyên liệu này vào một ấm nước và đun nhỏ lửa trong vòng 30 phút. Cuối cùng đổ hỗn hợp nước và chắt lấy nước uống

Lưu ý: trong quá trình đun nước thuốc, bạn nên sử dụng nồi đất, để đảm bảo không có các chất độc hay phụ gia sinh ra khi đun nước: Đặc biệt với nước thuốc, bạn nên sử dụng ngay trong ngày, nếu để quá 24h sẽ có hiện tượng bị đầy hơi, chướng bụng hay tiêu chảy

 – Xạ đen đắp vết thương

Ngoài sắc thuốc để uống, xạ đen tươi có thể sử dụng để đắp các vết thương hở hoặc vị trí da đang bị mụn nhọt , mẩn ngứa. Vì nó có thể giúp kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả

Cách dùng xạ đen tươi đắp vào vết thương như sau:

Trước hết cần chuẩ

Cây xạ đen

xạ đen tươi có thể nấu thuốc hay giã nát đắp vào vết thương

n bị 2-3 lá xạ đen tươi rửa sạch. Sau đó nhai hoặc dùng chày giã nát, cuối cùng đắp trực tiếp vào vết thương. Đây là cách sử dụng xạ tươi rất phổ biến. Tuy nhiên để hiệu quả điều trị cao nhất, bạn nên đến kiểm tra tại các cơ sở ý tế hoặc tham khảo ý kiến ủa bác sỹ để phòng tránh các biện chứng có thể xảy ra

 – Xạ đen tươi ngâm rượu

Xạ đen tươi ngâm rượu nếu được chế biến đúng cách và sử dụng đúng liều lượng thì có thể đem lại hiệu quả điều trị bệnh rất tốt. Cách chế biến xạ đen ngâm rượu như sau:

  + Chuẩn bị lá và thân cây xạ đen, rửa sạch. Sau đó đem phoi khô cho ráo nước.

  + Chặt thân xạ đen theo đường chéo thành từng đoạn nhỏ, có bề dày tầm 3mm. 

  + Ngâm xạ đen tươi và rượu theo tỉ lệ: 1kg xạ đen với 3 lít rượu trong khoảng thời gian 1 đến 2 tháng để các hợp chất được hòa tan và với nhau

3.3 Với xạ đen khô

Cây xạ đen

loại khô có thể sắc nước hay ngâm rượu đều được

Trong điều kiện không trồng được xạ đen tươi thì vẫn có thể dùng được xạ đen khô. Với xạ đen khô, bạn có thể tự phơi khô hoặc tìm mua ở những địa chỉ uy tín. 

Nếu tự phơi khô, cần đảm bảo nơi phơi phải sạch sẽ, quá trình bảo quản phải đúng kỹ thuật. còn nếu tìm mua thì cần quan tâm đến địa chỉ sản xuất và hạn sử dụng

Cách phổ biến nhất của xạ đen khô là hãm lấy nước uống. Hãm lấy nước xạ đen hoàn toàn giống với cách hãm trà thông thường. Liều lượng xạ đen khô không vượt quá 50g mỗi ngày. Nếu không mắc bệnh liên quan đến ung thư hay bện gan thì chỉ nên dùng 20g một ngày

4. Lưu ý khi sử dụng xạ đen

4.1. Cách sử dụng xạ đen để mang lại hiệu quả tốt nhất

Không thể phủ nhận việc dùng nước xạ đen hàng ngày là rất tốt. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, cần lưu ý những điều sau đây để tránh tác dụng phụ

 – Thảo dược được nấu thành nước hay kết hợp cùn với những bài thuốc khác nhau thì cần rửa sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn và chất độc hại

 – Không dùng ấm kim loại để nấu nước, vì thành phần của xạ đen có thể tác động làm kinh loại sinh ra chất độc.

 – Thuốc được sắc từ cây xạ đen nên dùng ngay trong ngày, không nên để sang ngày hôm sau nếu không thì hiệu quả không được như mong muốn

 – Trong quá trình uống thuốc để điều trị tuyệt đối tuân thủ theo đúng những yêu cầu, kiêng những thực phẩm không tốt, chất kích thích để có công dụng tốt nhất

Cây xạ đen

xạ đen là loại lành tính nhưng phải sử dụng đúng mới phát huy được hết tác dụng

 – Thời điểm uống xạ đen tốt nhât slaf vào sáng sớm, ngay sau khi dùng bữa sáng 30p

 – Xạ đen là loại thảo dược dùng để kết hợp tăng sự điều trị bệnh, lưu ý là chúng không thay thế được các loại thuốc chữa bệnh chuyên biệt nên không lạm dụng quá nhiều

 – Để đạt hiệu quả tốt nhất, người dùng nên kiêng một sô sloaij thực phẩm nhất định: rượu, bia, cafe, thuốc lá, hạn chế ăn rau muống (vì nó làm xạ đen bị kế tủa làm giảm hiệu quả của cây thuốc)

 – Bệnh nhân có khối u, bệnh nhân nặng có thể lên cơn đau dữ dội khi sử dụng xạ đen. Trườn hợp này nên tăng dần liều lượng từ 30g/1.5 lít nước lên dần 60gg/1,5 lít nước chứ không nên uống đặc ngay từ đầu

 – Người sử dụng mới đầu có thể xảy ra hiện tượng đau bụng, đi ngoài phân loãng hoặc những triệu chứng khác khó chịu đường ruột… các triệu chứng này sẽ hết sau mọt tháng sử dụng

 – Có những bệnh nhân khi bắt đầu sử dụng cây xạ đen thì ngừng để sử dụng phuowg pháp tây y. Điều này là không nên, các bác sỹ khuyên nên sử dụng song song cả 2 phương pháp để đạt kết quả cao nhất

 – Cây xạ đen không có phản ứng nào với thuốc tây y, tuy nhiên người dùng cũng không nên sử dụng cây xạ đen và thuốc tây y cùng một lúc (nên dùng xạ đen trước khi sử dụng thuốc tây y khoảng 30 phút để đảm bảo phát huy tác dụng tối đa của cả 2 loại thuốc)

 – Cây xạ đen được dùng tốt nhất vào buổi sáng, sau bữa ăn sáng. uống nhiều nước làm tăng cong hiệu của xạ đen vì giúp cơ thể dễ dàng đào thải độc tố khỏi cơ thể con người

4.2. Tác dụng phụ của cây xạ đen

Cây xạ đen

Đầy hơi, buồn ngủ là những biểu hiện của người dùng khi sử dụng không đúng cách

Dược liệu nào cũng có những tác dụng phụ nếu bạn không sử dụng đúng cách hoặc vượt liều lượng cho phép chứ không gì chỉ có cây xạ đen. Nói là tác dụng phụ nhưng cũng không gây ra nguy hiểm gì cả mà nó chỉ là hiện tượng

 – Hoa mắt, chóng mặt, thường gặp do dùng quá liều lượng

 – Đầy bụng, khó tiêu, đây là dấu hiệu do sử dụng thuốc đã để qua ngày

 – Buồn ngủ và thường xuyên ngủ gật, do uống quá nhiều cây xạ đen vào buổi sáng

 – Có tác dụng phụ ở những người bị khối u, khiến bệnh nhân căng thẳng mệt mỏi và các cơn đau trầm trọng hơn. Khi thấy hiện tượng này, cần ngừng dùng ngay

 – Tác dụng của xạ đen là rất hữu ích với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên do vị thuốc vẫn tiềm ẩn nguy cơ gặp phải tác dụng phụ nên cần phải tìm hiểu kỹ trước khi dùng. nếu có bất cứ thawcsmawcs nào xung quanh việc sử dụng xạ đen nên hỏi ý kiến bác sỹ hoặc các thầy thuốc để có những tu vẫn chuẩn xác

4.3. Đối tượng nào không nên sử dụng cây xạ đen

Cây xạ đen

Không phải đối tượng nào cũng sử dụng được cây xạ đen

 – Người có huyết áp thấp: Vì xạ đen có thể giảm huyết áp, nên những người có huyết áp thấp không nên dùng. Nếu có sử dụng thì có thể gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt. Nếu trường hợp bắt buộc phải dùng thì cần thêm vài lát gừng khi uống

 – Người bị suy thận: xạ đen là loại thuôc lợi tiểu, nên sử dụng thì thận phải hoạt động nhiều hơn, dẫn tới tình trạng suy thận trầm trọng

 – Phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi: mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng mình được rằng cây xạ đen ảnh hưởng đến 2 đối tượng này, nhưng đây là 2 đối tượng cực kỳ nhạy cảm, vì thế họ không nên sử dụng các vị thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sỹ.

 – Người đang bị phân lỏng: vì xạ đen có thể kích thích quá trình đào thải trở lên nhanh hơn, nên có thể khiên stinhf trạng này trở nên trầm trọng và khó điều trị hơn

 Cây xạ đen chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư ở gia đoạn đầu, đối với những bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối tuyệt đối không được sử dụng cây xạ đen là phương pháp chính để chữa bệnh triệt để mà phải tuân thủ các phương pháp điều trị khoa học như hóa trị, phẫu thuật, tránh tình trạng mất thời gian vàng trong điều trị làm ảnh hưởng đến sức khỏe

4.4. Đối tượng nên sử dụng 

Cây xạ đen

Rượu ngâm xạ đen nhiều tác dụng nhưng không phải ai cũng dùng được

 – Người mắc bệnh ung thư

 – Người mắc bệnh u bướu hoặc u lành tính

 – Người bị viêm nhiễm, lở loét, vàng da hay mụn nhọt

 – Người gặp các vấn đề về cao huyết áp, huyết áp không ổn định

 – Người bị nhiễm HIV

 – Ngừi đang tiến hành xạ trị, hóa trị

4.5. Không nên dùng chung xạ đen với thực phẩm nào

Khi dùng xạ đen để điều trị bệnh, bạn không nên sử dụng chung xạ đen với các loại đồ uống có cồn, các chất kích thích, đậu xanh, rau muống, cà pháo. Vì những loại thực phẩm này có thể khiến hiệu quả giảm sút, thậm chí mất hoàn toàn tác dụng

4.6. Cây xạ đen nên sử dụng ở dạng nào là tốt nhất

Cây xạ đen

cây dạng tươi hay khô đều có những ưu điểm riêng và có công dụng như nhau

Cây xạ đen nên sử dụng ở dạng nào là tốt nhất luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia y tế cho biết, việc sử dụng cây xạ đen ở dạng nào tùy thuộc vào thể trạng, tình trạng bệnh và thời gian sử dụng với các dạng như:

 – Thuốc sắc

 – Pha tra

 – Viên nang dược liệu

So với dùng cây khô hoặc trà, dùng xạ đen dạng viên thường tốn chi phí cao bởi thường phải kết hợp với các loại dược liệu khác, nhưng đảm bảo chất lượng  và an toàn

Còn đối với sử dụng cây khô: mọi người nên tìm hiểu kỹ thông tin về chất lượng,tìm những cơ sở uy tín, rõ về nguồn gốc để mua, có giấy tờ chứng minh về chất lượn, an toàn thực phẩm vì trên trị trường hiện nay có rất nhiều nơi ban sản phẩm không đúng chất lượng, do đó ảnh hưởng đến sức khỏe

4.7. Tại sao xạ đen phải sao vàng

Sao vàng hạ thổ cây xạ đen cũng như các loại dược liệu khác, mục đích nhằm thay đổi tính năng của thảo dược, giảm bớt tính kích thích, dễ uống cân bằng âm dương, tốt cho sức khỏe

Hướng dẫn cách sao vàng hạ thổ cây xạ đen

 – Sau khi cây xạ đen được thu hái về, tiến hành rửa sạch, chặt từng khúc sau đó đem phơi khô

 – Cho cây xạ đen phơi khô vào chảo đã được đun trên bếp (lưu ý sử dụng nồi đất hoặc nồi gang) sau đó đảo đều cho vàng, khi xuất hiện mùi thơm thì tắt bếp

 – Đổ chảo xạ đen xuống nền đất hạ thổ, có thể phủ một lớp giấy báo lên trên bề mặt. Đợi khoảng một phút cho xạ đen nguội thì cho vào túi để nơi khô ráo, tránh chỗ ẩm ướt, sử dụng đến đâu gói lại kỹ đến đó

Xem thêm:

Nụ hoa tam thất ai uống sẽ tốt?

Tìm hiểu về Hoa Anh Túc