Sa mạc, nắng cát, cỏ lăn và những cái gai nhọn là những gì hiện ra ngay trong đầu mọi người khi nghĩ đến cây xương rồng. Nhưng dần dần, chúng được trồng trong nhà, tô điểm sắc xanh cho những ngôi nhà mà gia chủ ít có thời gian chăm sóc cây cối. Ngoài để làm cây cảnh thì ít ai biết được rằng chúng còn có nhiều lợi ích đặc biệt đối với sức khỏe con người.

 1. Cây xương rồng

1.1. Nguồn gốc cây xương rồng

Tên thường gọi: Hoa ương lặc, xương rồng ba cạnh

Họ khoa học: Thuộc họ thầu dâu

Người ta phân xương rồng ra làm hai loại đó là:

– Xương rồng ông và xương rồng bà có gai

– Cả 2 loại này vừa có thể được trồng ở khắp Việt Nam, vừa có thể mọc hoang dại

Theo một số tài liệu, xương rồng có nguồn gốc từ vùng cao nguyên của Ấn Độ. Ngày nay, cây xuất hiện ở khắp mọi nơi, kể cả những vùng đất nóng bức như sa mạc, nhiệt đới ở Châu Mỹ, Châu Phi hay Châu á… Nhờ có thân mọng nước mà chúng có thể phát triển và sinh trưởng được cả ở những vùng đất khô cằn và nhiệt độ cao

Tại Việt Nam, loại cây này được trồng rải rác, cây thường được gieo trồng bằng cành và hạt.

Cây xương rồng

if( aicp_can_see_ads() ) {

Xương rồng được mọc nhiều Việt Nam

1.2. Đặc điểm

– Thân nhỏ, toàn thân mọng nước, phân thành nhiều cành nhánh, mỗi cành có 3 cạnh lồi. Chiều cao của cây khoảng1 – 3 mét thậm chí còn có thể cao hơn

– Lá nhỏ, mọc trên cạnh lồi của cây, thưa thớt, hình trái xoan ngược thuộn, chóp tròn. Cướng lá ngắn, hai lá kèm biến thành gai

– Cụm hoa mọc theo mép cành, màu đỏ.

– Quả xương rồng màu xanh, nhỏ với 3 mảnh, có vòi nhụy

1.3. Thành phần hóa học của cây xương rồng

Theo nhiều tài liệu kho học cây xương rồng có thành phần hóa học khá đa dạng và phong phú. Khoảng 250ml nước ép xương rồng có chứa khoảng

– Lượng calo thấp khoảng 16-19 Kcal, ít đường

– Chất đạm 1.32g, carbohydrat 4g…

– Nhiều loại vitamin như niacin 0.4mg, vitaminC, vitamin A

– Đa dạng chất khoáng nư Canxi 164mg, ổn 0,59mg…

Cây xương rồng

Đây là cây mọng nước và chịu được thời tiết khắc nghiệt

1.4. Thu hái và bảo quản

– Thu hái:

Xương rồng thuộc loại thu hoạch quanh năm, các bộ phận như nhựa, cành cây… thường được dùng tươi

Quả xương rồng có thể ăn được

– Bảo quản

Thực phẩm ấu khi thu hái, rửa sạch, loại bỏ chất rắn, loại bỏ chất bẩn, để trong bọc kín, giữ nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. tốt nhất nên để trong ngăn mát tủ lạnh sẽ bảo quản được lâu hơn

2. Tác dụng  và những bài thuốc từ cây xương rồng

2.1. Tác dụng

*) Giảm lượng cholesterol

Nghiên cứu của đại học Vienne đã cho thấy ăn lá xương rồng giúp làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể

Các nhà khoa học Pháp cũng ủng hộ kết luận này sau khi thử nghiệm cho 68 phụ nữ ăn lá xương rồng trong bốn tuần – lương cholesterol và chất béo trong cơ thể đều giảm

Tác dụng của xương rồng cũng cho thấy là sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim một cách hiệu quả

*) Chữa bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu tăng cao sẽ dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng như tiểu đường hay đột quỵ, bệnh tim

Ăn lá xương rồng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu của bệnh nhân béo phì hay tiểu đường

Nghiên cứu của đại học Vienna trên 24 người bệnh không bị béo phì ăn lá xương rồng cho tháy lượng đường trong máu họ giảm 11% chứng tác dụng chữa trị của xương rồng với người bệnh tiểu đường

*) Chống lại bệnh ung thư

Lá xương rồng chưa phenolic và jlavonoid, hai hợp chất chống oxy hóa hiệu quả

Những chất này giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi các gốc tự do có khả năng gây bệnh tim mạch và ung thư

Tạp chí ” Thực phẩm thực vật với dinh dưỡng cho người” có ghi các hợp chất hóa học trong xương rồng sẽ làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư ruột kết, gan, vú và tuyến tiền liệt mà không tác động tiêu cực lên các tế bào khỏe mạnh khác

if( aicp_can_see_ads() ) {

 Cây xương rồng

Ngoài làm cảnh thì xương rồng còn có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh

*) Tăng cường tiêu hóa

Ăn xương rồng sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở người. Xương rồng nopal sẽ làm giảm mỡ tích tụ dưới da, tăng cường khả năng giữ nước trong cơ thể, thúc đẩy hoạt động của ruột

Loại thực phẩm giàu chất xơ này còn làm giảm các chất gây ung thư và tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa

*) Giảm cân

Xương rồng là một loại thực phẩm có chưa ít calorie và rất giàu amino, vitamin và khoáng chất

Đó là lí do nó thường được những người muốn giảm cân lựa chọn. Với 17 loại amino acid, trong đó có tám loại thiết yếu, xương rồng cung cấp nguồn năng lượng lớn trong khi chỉ chứa 16 calorie trong 100g

*) Bảo vệ tế bào não

Dịch cây và quả xương rồng chứa hợp chất quercetin3 -methyl, một loại flavonoid có hiệu quả bảo vệ hệ thần kinh đáng kể

Hợp chất này sẽ bảo vệ các tế bào thần kinh trong não, từ đó bảo vệ não khỏi các tổn thương

*) Giảm chứng viêm

Xương rồng chứa các chất chống viêm có tác dụng tốt với hệ cơ, hệ tim mạch, dạ dày – ruột và động mạch, đồng thời chứa flavonoid thực vật giúp trung hòa các hợp chất có hại cho tế bào và giảm đau

Trong xương rồng còn có chất chống viêm loét, giảm sưng phù và ngăn bạch cầu di trú

2.2. Cách sử dụng

Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dược liệu với nhiều các và liều lượng khác nhau.

Ngoài việc đây là loại thực vật làm cảnh độc đáo, có thể trồng ngoài vườn, hàng rào hay trưng trong nhà. Xương rồng còn có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, chế biến thành món ăn, dùng làm thuốc để bôi thoa

2.3. Những bài thuốc từ cây xương rồng

*) Giảm đau nhức răng

Xương rồng loại bỏ hết gai, đem 50g thân, cành xương rồng đi nướng nóng khoảng 1g, giã nát rồi chắt nước, bỏ xơ, thêm ít muối.

Lọc lấy nước ngậm ngày 2-3 lần mỗi lần 5 – 10 phút, sau đó phải nhổ ra, súc miệng lại thật sạch

*) Chữa sưng đau, viêm nhọt

Cành xương rồng 30g, sao cháy đen, đổ nước và rượu theo tỉ lệ 1:1 rồi sắc uống

Hoặc cành bỏ gai, nướng trên lửa đến khi chín vàng, đắp lên vùng bị đau

2.4. Một số lưu ý khi sử dụng xương rồng

Cây xương rồng

Xương rồng có chất độc. nếu không có kinh nghiệm thì tuyệt đối không nên dùng

– Không nên để nhựa cây xương rồng dính vào mắt, bởi chất độc có thể gây mù lòa. Ngoài ra cần cẩn thận khi mủ dính vào dao quá nhiều dễ gây bỏng

– Một số nơi có thể chế biến cây xương rồng thành món ă, tuy nhiên cần cẩn thận. bởi nếu không xử lý tốt thực phẩm dễ dẫn tới ngộ độc, như rối loại tiêu hóa, nôn ói, buồn nôn hay bị tiêu chảy…

– Xương rồng có chất độc, dùng phải cẩn thận, không có kinh nghiệm thì tuyệt đối không nên dùng

Xương rồng là loại cây quen thuộc và gần gũi với chúng ta. Sự đa dạng và phong phú về tác dụng mà dược liệu này được dùng để điều trị nhiều bệnh. Tuy nhiên, để có thể tận dụng hết giá trị của loại thực phẩm này đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn, y bác sỹ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn

3. Ý nghĩa của cây xương rồng

3.1. Cây xương rồng – vừa là sự mãnh liệt vừa là sự yếu đuối

Vừa mãnh liệt vừa yếu đuối, đó là ý nghĩa của cây xương rồng trong cuộc sống. Với khả năng sống trong môi trường khắc nghiệt, cây xương rồng thể hiện sự bền bỉ , sức sống mãnh liệt, khả năng chịu đựng cao.

Nó đại diện cho sự mạnh mẽ, kiên định, sống bằng lý trí và có thể vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn

Tuy nhiên, nếu chỉ mạnh mẽ và gai góc thì chưa đủ sự hấp dẫn và chiều sâu khiến người ta muốn khám phá. Cũng như thân cây xương rồng bên ngoài xù xì, gai góc nhưng bên trong mọng nước, có những người vẻ ngoài thì cứng rắn nhưng bên trong lại mềm yếu, giàu tình cảm

Cây xương rồng

if( aicp_can_see_ads() ) {

Nước ép từ xương rồng rất được ưa chuộng

3.2. Cây xương rồng mang ý nghĩa nồng nàn, chung thủy nhưng cũng âm thầm, lặng lẽ trong tình yêu

Hoa xương rồng ít nở  nhưng khi nở nó lại có một sức hút kỳ lạ. Không phải vì nó ngát hương thơm hay khoe sắc quá rực rỡ, mà bởi vì nó là kết quả sau một quá trình dài gian na, bền bỉ trong môi trường khắc nghiệt

Ý nghĩa của cây xương rồng trong tình yêu cũng vậy, nó thể hiện cho sự mãnh liệt, bền bỉ và chung thủy. Dù trải qua khó khăn, thử thách vẫn vượt qua, đầm chồi nở hoa.

Ý nghĩa của cây xương rồng có hoa biểu trưng cho một tình yêu đơm hoa kết trái, một tình yêu phi thường, trải qua sóng gió và kết thúc có hậu

Có thể nhiều người chua hiểu rằng cây xương rồng có ý nghĩa tình yêu chưa nói, âm thầm và lặng lẽ. Vậy nếu ai đó bỗng tặng cho bạn một chậu xương rồng xinh xắn thì hãy nghĩ ngay tới khả năng người đó có tình cảm đặc biệt với bạn

Trong tiếng Tây Ban Nha, cây xương rồng là “hãy đến và mang em đi”. Có một câu chuyện tình yêu kể về ý nghĩa của cây xương rồng và sự tiếc nuối trong tình yêu

Cây xương rồng

Xương rồng thể hiện cho sự dẻo dai và bền bỉ

3.3. Cây xương rồng có ý nghĩa trong phong thủy

Việc đặt cây axuowng rồng trong nhà, trong văn phòng, trên bàn làm việc đều là điều cấm kỵ vì theo lý thuyết cây cảnh phong thủy. Loại cây mọng nước này với những gai nhọn trên thân mình khi chĩa vào người, vào không gian và làm việc sẽ tạo ra sinh khí xấu. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, gâu bệnh, tiêu tán tài sản và nhiều điều không hay khác

*) Ý nghĩa của cây xương rồng phong thủy

Trong phong thủy, xương rồng được xem là loại cây có hình dáng đặc biệt. thân cây xương rồng được bao bọc bởi những cái gai chi chít mọc hướng lên trời giống như xương của con rồng.

Bên cạnh đó, cây xương rồng còn có thể sống trong những điều kiện khắc nghiệt, nó biểu trưng cho sự mạnh mẽ, cứng rắn, có thể vượt qua mọi sự trở ngại… Dù bạn có gặp khó khăn đến đâu, đều không chùn bước chân, yimf cách hóa giải và đi đến thành công

*) Những điều cấm kỵ khi trồng cây xương rồng phong thủy trong nhà

Nhiều người thường có suy nghĩ rằng, đã là cây mang ý nghĩa phong thủy thì nên đặt trong nhà, những nơi gần mình như bàn làm việc, bàn học… Đó được xem là một sai lầm cực kỳ quan trọng

Đây là điều cấm kỵ, không nên bài trí trong nhà vì người ta quan niệm rằng nó khiến gia chủ trong tình trạng không tốt, gặp nhiều khó khăn, bệnh tật, tình cảm không thuận lợi, tài sản bị tiêu tan.

Lý giải cho điều này là vì những chiếc gai nhọn của cây xương rồng ảnh hưởng không tốt đến gia vận của gia chủ. Nó như một luồng sát khí gây bất lợi, khiến gia chủ lâm vào tình trạng bệnh tật liên miên, đầu óc không sáng suốt, dễ đánh mất gia sản.

Nếu bài trí một chậu xương rồng trên bàn làm việc thì công ty khó phát triển, người lãnh đạo không sáng suốt, năng suất làm việc kém dãn tới sự thất thoát tài sản của công ty, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng

*) Nên đặt cây xương rồng ở đâu cho đúng phong thủy

Qua những đức kết ở trên, chỉ ra rằng bạn chỉ nên đặt chậu xương rồng bên ngoài hay trên cửa sổ, ban công hoặc sân thượng.

Ngoài ra, khi trồng cây xương rồng thành bụi tạo thành một hàng rào chắc chắn, làm người bảo vệ gia đình bạn khỏi những năng lượng tiêu cựa hay tà khí

Cây xương rồng

if( aicp_can_see_ads() ) {

Không nên đặt xương rồng trong nhà

4.  Xương rồng cảnh

4.1. Xương rồng tai thỏ

Loại xương rồng có nhiều tác dụng nhất có thể kể đến chính là xương rồng tai thỏ. với những cây kích thước nhỏ nhắn, sẽ được ưu ái dùng làm cây cảnh mini, còn loại sống trong tự nhiên (thuộc giống nopal) được dùng làm thuốc thậm chí dùng làm thực phẩm

XVieecj ăn cây xương rồng nghe như có vẻ lạ lẫm tại Việt Nam, nhưng xương rồng tai thỏ lại là món ăn khá phổ biến ở Mexico và các vùng Châu Mỹ Latin. Loại cây này có chứa nhiều nước, chất sơ, vitamin, được sử dụng như một loại rau xanh và có thể ăn hàng ngày

Với cái tên gọi đáng yêu là xương rồng tai thỏ, thì bạn cũng có thể hình dung được phần nào hình dạng của loại cây này. cây có dạng phiến dẹp, hình oval, từ phần thân chính sẽ mọc lên những nhánh cây con y như hình dáng của đôi tai thỏ. 

Cây có nhiều gai bao phủ, nhưng đặc biệt đối với cây xương rồng cảnh thì cây gai này sẽ dưới dạng long tơ màu vàng khá mềm mại. là một trong nhưng loại xương rồng có thể nở hoa và kỳ sinh sản cho những quả ngọt như quả dưa hấu

Cây xương rồng

Người ta dùng xương rồng tai thỏ để chế biến thành những món ăn ngon

4.2.  Cây xương bát tiên

Xương rồng bát tiên có nguồn gốc từ Madagascar và được du nhập vào Việt Nam khoảng hơn 10 năm. là loại cây hoa nở quanh năm nếu được chăm sóc và cung cấp ánh sáng đầy ddue. hoa xương rồng đẹp và có dạng chùm, mỗi chùm có 8 bông nên mới có tên là xương rồng bát tiên

Quan sát hình dạng của cây, khó có thể tin đây ;là một loại cây thuộc họ xương rồng vì cây mọc khá nhiều lá xanh mướt, còn hoa được kết dạng tròn từ những chiếc lá nhỏ với nhiều màu sắc nổi bật như hồng, cam, vàng.

Cây xương rồng bát tiên cũng được giới chơi cây cảnh đặc biệt yêu thích, vì ngoài vẻ đẹp đầy màu sắc của cây hoa xương rồng rất lâu tàn. Cây có sức sống mãnh liệt nên rất dễ trồng và không tốn nhiều thời gian chăm sóc 

Vào thời điểm cây ra hoa, hãy lưu ý cung cấp lượng nước thích hợp và cho cây tắm nắng nhẹ vào buổi sáng. Ngoài ra, có thể dùng thêm phân bón để cây khỏe và kích thích xương rồng nở hoa đẹp

4.3 Xương rồng thanh sơn

Cả một ngọn núi thu nhỏ vừa bằng một cây xương rồng mini chính là đây. Cây xương rồng thanh sơn sinh trưởng và phát triển với hình dáng trùng trùng điệp ddiepj giống y như ngọ núi phiên bản mini thu nhỏ siêu dễ thương

Với sức sống mãnh liệt và khả năng sinh trưởng nhanh chóng, với một thân chính mọc ra nhiều nhánh con, ngày qua ngày ” ngọn núi” sẽ thêm phần đồ xộ. một nhánh của xương rồng thanh sơn có 5 khía, trên mỗi khía có gai nhỏ màu vàng và cũng vô cùng mềm mại

Là loại cây chịu khô hạn, nên cũng chỉ cần cung cấp 1 lượng nước vừa đủ để duy trì sự sống và cho cây tắm nắng mỗi ngày để cây sinh trưởng thật tốt và khỏe mạnh 

4.4. Cây xương rồng bánh sinh nhật

Cây xương rồng

if( aicp_can_see_ads() ) {

Cây xương rồng trông giống như 1 chiếc bánh sinh nhật bắt mắt

Với hình dáng tròn tròn, mũm mĩm nên có tên gọ là xương rồng bánh sinh nhật

Tuy nhiên, gai của cây tương đối dày và cứng, có thể gây tổn thương cho bạn nếu va chạm vào nó. Tuy nhiên, bánh xương nhật là một trong những loài xương rồng kiểng ra hoa rất đẹp và nhiều. 

Hoa xương rồng có màu hồng sặc sở và có thể nở đến hàng chục bông hoa khi đến mùa sinh sản. Thông thường hoa sẽ tàn sau 5-7 ngày , nhưng nếu bạn đặt cây  trong môi trường lạnh thì hoa có thể duy trì lâu hơn

Thuộc dòng xương rồng kiểng nên cây chịu được khô hạn và khí hậu khắc nghiệt khá tốt, ngược lại nếu đặt cây trong môi trường ẩm lâu ngày cây sẽ mọc và vươn cao làm xấu dáng và thậm chí là bị úng dẫn đến cây bị chết

4.5. Xương rồng trứng chim

Cây xương rồng

1 chậu xương rồng trứng chim rất đẹp

Cây có hình dáng khá nhỏ nhắn, thường là hình tròn hay hình thoi, được bao phủ bởi lớp gai trắng xung quanh. nhìn thoáng qua bạn sẽ liên tưởng đến những quả trứng nhỏ nhẵn được đặt ngay ngẵn trong những chiếc chậu vô cùng ngộ nghĩnh, đúng như tên gọi đáng yêu của ơloaij xương rồng mini này

Xương rồng trứng chim có hai loại: Một loại màu xanh nhat và một loại màu xanh đậm hơn. Do đó, hoa xương rồng trứng chim xanh sẽ có màu đỏ hồng và xương rồng trứng chim xanh nhạt thì có hoa màu vàng

4.6. Cây xương  kim hổ

Cây có màu xanh đậm, hình dạng cầu nhưng không tròn đều mà lại gai cạnh thành từng múi, bao quanh thân và phần lông vàng cùng vô vàn những gai nhọn màu vàng kim tập trung nhiều ở phần đỉnh

Tháng 6 đến tháng 10 là thời điểm mà hoa xương rồng kim nở rộ, hoa có màu vàng và mọc thành đỉnh ở thân cây

Dù chịu hạn tốt, nhưng cũng không nên cho cây phơi nắng quá lâu, nhất là cái nắng chói chang vào mùa hè

5. Cách trồng và chăm sóc cây xương rồng

Cây xương rồng

Cây chịu được thời tiết khắc nghiệt nhưng nếu muốn cây khỏe mạnh vẫn phải được chăm sóc đúng cách

5.1. Loại gieo trồng từ hạt giống

 – Lựa chọn hạt giống: để cây thích nghi trong điều kiện trong nhà hay ngoài vườn, không phải sa mạc thì bạn cần lựa chọn cho mình những loại hạt giống tốt nhất

 – Đất trồn: đất phải đạt yêu cầu về độ ẩm, thế nhưng cũng không nên để nước quá nhiều, điều này sẽ làm cho hạt không nên nhanh mà bị thối

 – Gieo hạt: dùng tay để rải hạt cho thật đều nên mặt luống sau đó bạn có thể dùng đất để lấp lên.

5.2. Cách chăm sóc cây xương rồng

*) Tưới nước 

 – Tưới  một lượng vừa phải tránh cây bị ngập úng

 – Loại nước tưới: là loại có độ pH trung bình như nước mưa hay nước máy

 – Khi tưới nên quan sát đất trồng khô hẳn mới tưới

 – Cây trồng trên ban công tì tười 2-3 lần/ 1 tuần. còn trên bàn làm việc thì tưới ít hơn khoảng 1 lần /1 lân

 – Xương rồng mới mua về, thay chậu, bị va đập rễ gây tổn thương nên để sau 3 ngày mới tưới nước. 

Vào mùa mưa không nên để cây xương rồng trực tiếp ngoài mưa quá lâu vè cây sễ bị ngập úng, thối và chết cây. nếu có thể hãy che cho xương rồng bằng nilong trong suốt hoặc cũng có thể để nơi nhiều ánh nắng nhưng vẫn tránh được mưa như ở ban công

Cây xương rồng

Xương rồng có thể nhân giống bằng cách gieo hạt

*) Ánh sáng và không khí 

Cây xương rồng là cây mọng nước là những cây ưa sáng, đặc biệt là ánh sáng trực tiếp vào buổi sáng.

Đối với cây xương rồng con, hạt mới nẩy mầm thì tránh ánh nắng trực tiếp, mỗi ngày chỉ cân fphowi nắng vào buổi sáng khoảng  1- 2 giờ là đủ. Những cây xương rồng để lâu trong nhà, khi đem phơi nắng lâu có thể gặp hiện tượng cháy da cây, thân bị nám vàng nâu hoặc đen

*) Nhiệt độ

Trong tự nhiên hoang dã, cây xương rồng là cây mọng nước nên có thể tồn tại và chịu đựng trong nhiệt độ cao, chừng 10 – 50 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển vào khoảng 15 – 28 độ c. nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá có thể làm cây suy yếu hoặc ngừng phát triển

*) Dinh dưỡng

Mặc dù cây xương rồng và cây mọng nước có nguồn gốc từ những vùng khô cằn, nghèo dinh dưỡng nhưng để có một cây xương rồng hoặc một cây mọng nước khỏe mạnh và phát triển tốt, cây cũng cần được cung cấp chất dinh dưỡng.

Trong mùa phát triển, cây xương ròng và cây mọng nước đều cần chất đạm để giúp cho sự tăng trưởng thân, chất potassium cho sự phát triển cua rhoa và trái. Ngoài ra cây cũng cần một số chất vi lượng khác

*) Phân bón 

Ở giai đoạn cây con, phân bón có thể là NPK 16-16-8, 20-20- 20

Giai đoạn trưởng thành NPK 18-19- 30, 20 – 30 – 20

Giai đoạn ra hoa NPK 6 – 30 – 30

6. Những câu hỏi về cây xương rồng

Cây xương rồng

nên để chậu xương rồng bên tay phải bàn làm việc

6.1. Cách chọn cây xương rồng để bàn làm việc? 

Với cây xương rồng để bàn làm việc bạn nên chọn những cây có kích  thươc nhỏ hoặc vừa phải, không chọn cây quá to. Tốt nhất nên chọn những cây có kích thước 10 – 30cm đối với từng cây có kiêu rdangs khác nhau là vừa đẹp 

 – Cách bài trí cây xương rồng trên bàn làm việc

Nếu bạn hợp mệnh với cây xương rồng thì nên đặt cây xương rồng ở phía bên phải của bàn làm việ, mang ý nghĩa che chở, bảo vệ mà hút vận may đến cho mình. Còn với tất cả mọi người, nên đặt cây xương rồng ở vị trí cạnh cửa ra vào hoặc trên bậu cửa sổ với ý nghĩa trừ tà, đuổi ma

6.2. Cây xương rồng hợp tuổi nào, mệnh gì?

Cây xương rồng là cây được cho là hợp với người mệnh Kim hoặc Thủy.

Vì cây thuộc hành kim nên mang ý nghĩa tương trợ cho người mệnh thủy. Những người tuổi này nên chọn một cây xương rồng để trên bàn làm việc với ý nghĩa che chở, bảo vệ cho họ khỏi ai ương hoạn nạn và mang đế cho những người này sự may mắn

Bên cạnh đó, cây xương rồng cũng có ý nghĩa bài trừ điềm xấu, bảo vệ đối với tất cả mọi người. Dù bạn mang mệnh gì thì cũng có thể chọn một cây xương rồng để bày  trong phòng làm việc, tuy nhiên cần lựa chọn vị trí thích hợp

6.2. Cây xương rồng có ăn được không?

Cây xương rồng

Trong nhiêu floaij thì xương rồng tai thỏ là loại cây ăn được

Xương rồng tai thỏ là một loại có thể ăn được

Gần đây những cây xương rồng tai thỏ đã được “tôn vinh” là “siêu thực phẩm” với vô vàn lợi ích cho sức khỏe của con người

Tất nhiên, chẳng ai dám ăn một cây xương rồng nguyên bản bởi nó có quá nhều gai nhọn. Qua các khâu chế biến, loài cây này được làm nên những món ăn tuyệt vời

Các món ăn từ xương rồng có thể kể đến như: Salat xương rồng, xương rồng xào tỏi, gỏi xương rồng, nước ép xương rồng…