Thực sự không thích hình dáng của cây lưỡi hổ cho lắm, nó trông khá đơn giản, lại cứng và nhọn nữa. Nhưng giờ khác rồi, sau khi nghiêm túc nghiên cứu và tìm hiểu về cây lưỡi hổ, thì điều làm mình ngạc nhiên nhất chính là ngoài việc có một sức sống mãnh liệt hiếm thấy, nó còn mang lại lợi ích vô song

 1. Cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ là tên gọi phổ biến, ngoài ra bạn còn có thể gọi là lưỡi cọp, lưỡi hùm, lưỡi mẹ vợ. Mặc dù tiếng việt là vậy, nhưng tiếng anh lưỡi hổ lại là Snake plant (cây rắn) vì hình thù của nó giống con rắn dựng đầu hơn là lưỡi hổ

Ở một số quốc gia, lưỡi hổ còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như: Lan đuôi cọp (Trung Quốc). lưỡi gươm của thánh George, thanh kiếm pasha (Thổ Nhĩ Kỳ)

Tại Trung Quốc, Nhật Bản hay Brazil, người ta gọi cây này là một kho báu, thế nhưng ở Úc lưỡi hổ chỉ được xem như một dạng cỏ dại mà thôi

Cây lưỡi hổ

if( aicp_can_see_ads() ) {

Cây lưỡi hổ hay cây lưỡi mèo

1.1. Đặc điểm chính của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ trong dân gia được gọ là cây hổ vằn. Cây có nhiều loại ứng với mỗi loại là mỗi màu sắc và kích thước khác nhau. Đặc điểm chung của loại cây là rất dễ trồng, tốn ít công chăm sóc và chịu bóng râm rất tốt

– Lá cây lưỡi hổ có hình dáng giống như lưỡi của con hổ vì thế nên mới có tên gọi như vậy

La có hình dạng dáng dài như giáo mác, lá thường xanh đóm trắng và viền vàng hai bên mép lá, thường mọc ngay ở gốc, một bụi có rất nhiều lá

Lá cây lưỡi hổ rất dày, mọng nước, hình lá vững chắc và cứng cáp. Mỗi lá có chiều dài từ 15 – 20cm rộng khoảng 3-4cm, mặt lá nhẵn

– Cây mọc thẳng đứng thành từng bụi, có thể cao tới 1.6m

– Hoa lưỡi hổ mảnh mai, cành hoa vươn thẳng trong những tán lá, hoa mọc thành từng cụm, so le đến gần ngọn.

Hoa thường có màu trắng, trắng vàng hoặc trắng xanh và có độ dài từ 2.5 đến 3 cm. Mỗi bông hoa lưỡi hổ có 6 cánh và có cuống nhỏ từ 6-8cm.

– Quả lưỡi hổ nhỏ, khi chín có màu đỏ tươi, mọng nước, bên trong quả có hạt màu nhạt, dài khảng 6mm và rộng 5mm

– Cây lưỡi hổ gần như không có thân mà chỉ có gốc, lá và bộ rễ

1.2. Đặc điểm sinh thái 

– Cây lưỡi hổ là loại thực vật mộng nước, cây mọc thẳng đứng từ gốc lên. Khi trưởng thành, cây lưỡi hổ có thể cao tới hơn 1 mét.

– Câu sống bền, có khả nẳng chịu hạn và nóng rất tốt. Cây vẫn có thể phát triển tốt khi có ít ánh nắng mặt trời.

Loại cây này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Tây Phi từ Nigenia, phía đông cộng hòa dân chủ Công, bao gồm cả Tanzaia và Nam Phi.

Ở nước ta, cây thường mọc dại ở những vùng núi và đồng bằng, nhưng hiện nay cây được trồng khá nhiều ở mọi gia đình chủ yếu để làm cảnh

Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ gần như không có thân, chỉ có gốc, rễ và lá

2. Tác dụng của cây lưỡi hổ

2.1. Giúp làm giảm dị ứng da

Như đã đề cập ở trên, lá của câ lưỡi hổ sẽ có nhiêu fđặc tính tương tự như cây nha đam. Do đó, chúng cũng có tính sát khuẩn và kháng viêm tốt, nên thường được sử dụng trong một số trường hợp dị ứng trên da

Với những làn da bị bỏng, phồng rộp thì lá cây lưỡi hổ chính là giải pháp sát khuẩn tự nhiên, vô cùng an toàn mà bạn không nên bỏ qua

Không những thế, chiết xuất từ lá của cây lưỡi hổ còn được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghệ làm đẹp. Để sản xuất ra kem chống nắng, kem dưỡng da giúp làn da trử nên sáng mịn và se khít được lỗ chân lông hiệu quả

2.2. Giúp loại bỏ các độc tố và thanh lọc không khí

Nhiều nhà nghiên  cứu của Nasa đã chỉ ra rằng, cây lưỡi hổ có khả năng hấp thu đến 170 loại độc tố khác nhau. Trong đó có một số loại độc tố vô cùng nguy hiểm, là nguyên nhân chính gây ra các bệnh ung thư như formaldehyde, toluene… 

Vì thế, những khu vực công cọng như văn phòng, nhà hàng, quán ăn, bệnh viện, trường học… nên trồng các loại cây lưỡi hổ đê giúp hút đi độc tố, trả lại một không gian trong lành, và thoáng đãng hơn.

Từ đó, những triệu chứng bệnh lý do không khí ô nhiễm tạo ra như mệt mỏi, hắt hiw, sổ mũi cũng được giảm thiểu đáng kể

if( aicp_can_see_ads() ) {

Cây lưỡi hổ

Cây có rất nhiều tác dụng, đặc biệt là thanh lọc không khí

2.3. Giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi ở người

Không gian kín không có không khí tự nhiên và ánh sáng mặt trời chính là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mệt mỏi. uể oải cho mọi người đặc biệt là đối với nhân viên làm việc văn phòng

Việc trồng thêm những loại cây như cây lưỡi hổ tại văn phòng đang là giải pháp mà nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm mang đến một không gian làm việc trong lành. Đồng thời, giúp giảm sự căng thẳng và stress của nhân viên khi làm việc

2.4. Giúp có giấc ngủ ngon

Không giống như những loại cây khác thải khí Co2 vào ban đêm, cây lưỡi hổ buổi tối vẫn có khả năng hấp thụ khí độc. Điều này sẽ giúp tạo mổi trường trong lành, để giấc ngủ của bạn được trọn vẹn

2.5. Giúp chữa bệnh hôi miệng

Nhờ vào mùi thơm dễ chịu đặc trưng cùng khả năng kháng khuẩn cực tốt của cây lưỡi hổ mà gel của cây lưỡi hổ thường được sử dụng để sản xuất các loại nước xúc miệng.

Với nhiều công dụng tốt như giúp làm giảm hôi miệng, giảm tình trạng chảy máu chân răng hay bị sâu răng

Cây lưỡi hổ

Buổi tối cây vẫn hấp thu khí độc, do đó được nhiều người mua về trưng trong nhà

3. Ý nghĩa của cây lưỡi hổ

3.1. Ý nghĩa của cây lưỡi hổ

Trong phong thủy, cây lưỡi hổ có tác dụng trừ ta, xua đuổi ma quỷ và chống lại những điều xui xẻo trong cuộc sống. Lá của cây lưỡi hổ mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người. Dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây lưỡi hổ là biểu tượng của sự uy quyền, danh gia vọng tộc, phú quý và may mắn

Nhiều người không biết rằng cây lưỡi hổ có hoa và cũng không biết hoa của cây lưỡi hổ có ý nghĩa gì. Hoa lưỡi hổ mang vẻ đẹp kiêu sa và có ý nghĩa trong phong thủy.

Theo quan niệm của người xưa, những người trồng cây lưỡi hổ nếu chăm được cho cây ra hoa. người đó sẽ may mắn trong năm, không chỉ may mắn trong cuộc sống mà còn mang đến nhiều thuận lợi trong công việc và tiền tài dồi dào.

Người Trung Hoa thường trồng cây lưỡi hổ này trong nhà như một loại cây quý có ý nghĩa phong thủy hưng thịnh, vì tám vị thần sẽ ban tặng 8 đức tính quý giá của họ cho những người sở hữu cây lưỡi hổ: Thịnh vượng, sắc đẹp, sống lâu, thông minh, sức khỏe, nghệ thuật, sức mạnh và thơ ca

Vì vậy, nhiều công ty thường đặt cây lưỡi hổ trong văn phòng hay phòng làm việc riêng. Ngoài ra, đặt cây lưỡi hổ mang lại may mắn, giúp gia chủ phát tài phát lộc, tiền của dồi dào. Vì vậy, nó có thể là một món quà đen tặng đối tác, bạn bè, người thân vào những dịp đặc biệt như mừng tân gia hay năm mới

Để cây lưỡi hổ phát huy hết tác dụng về phong thủy, ban nên tìm vị trí đặt phù hợp

Cây lưỡi hổ

if( aicp_can_see_ads() ) {

Đặt cây trong nhà với mong muốn xua đuổi ma quỷ

3.2. Cây lưỡi hổ hợp với người những người mệnh gì, tuổi nào?

Tính từ gốc đến ngọn cây lưỡi hổ có hai màu đó là vàng và xanh. Vàng là của Kim, xanh là của mộc. Do vậy, cây lưỡi hổ hợp với những người thuộc các mệnh Mộc, Hỏa, Kim, Thủy

Mệnh kim và Thổ đặc biệt hợp với trồng cây lưỡi hổ. Nếu trồng chậu thì 2 mệnh này nên chú ý như sau:

– Mệnh kim: dùng chậu thuôn tròn, vuông chữ nhật, tránh dùng chậu có góc nhọn hoặc uốn lượn kiểu cách

– Mệnh thổ: dùng chậu vuông, chữ nhật hoặc chậu có góc nhọn, chậu kim tự tháp, tránh dùng chậu thuôn dai

Vậy những người không hợp tuổi thì làm thế nào?

Những người không hợp tuổi vẫn hoàn toàn có thể trang trí cây lưỡi hổ trong nhà, để hóa giải việc này vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần thêm một ít đá vào bồn cây hoặc tùy chọn màu săc cho chậu cây sao cho phù hợp với mệnh của mình là được 

Cây lưỡi hổ

Mệnh kim và thổ thích hợp nhất để trồng cây lưỡi hổ

4. Những câu hỏi về cây lưỡi hổ

4.1. Những vị trí trưng cây lưỡi hổ phù hợp nhất?

– Cây lưỡi hổ chưng phòng khách

Một chậu lưỡi hổ chưng  phòng khách hoặc chưng trên bàn tiếp khách là một ý kiên sraats hay. Bởi vì phòng khách được xem là nơi thu hút nhiều tài lộc cho gia đình. Đồng thời, đây cũng là nơi thể hiện phong cách hay sở thích của gia chủ, tạo được ấn tượng, tôn trọng các vị khách đến thăm

Lưỡi hổ đặt phòng khách nhất là nơi góc phòng hoặc bện cạnh ti vi, bên cạnh bàn tiếp khách… sẽ giúp thu hút và gia tăng thêm sự may mắn về tài lộc cũng như xua đuổi được những điều không hay

– Cây lưỡi hổ chưng bàn làm việc

Ngoài những cây lưỡi hổ trồng trong chậu đứng thì cũng có nhiều chậu cây mini thích hợp chưng bàn làm việc như: cây lưỡi hổ thái, cây lưỡi hổ vàng, cây lưỡi hổ lùn

Một chậu lưỡi hổ mini đặt trên bàn làm việc sẽ giúp hút các tia tử ngoại từ máy tính và các thiết bị điện tử khác; đem lại không gian làm việc trong phòng trong lành hơn, vừa giúp công việc được thuận lợi

– Cây lưỡi đổ đặt trong phòng ngủ

Qua nhiều nghiên cứu cho thấy cây lưỡi hổ có khả năng hấp thụ nhiều khí độc từ thuốc lá, oxit  ni tơ … Bên cạnh đó, nhờ có chế độ sinh học ngược nhả khí oxy và hút cacbonic vào ban đêm, nên sẽ giúp con người có giấc ngủ sâu và ngon hơn. Do đó, đây là lựa chọn hàng đầu cho việc trồng cây trong phòng ngủ

Cây lưỡi hổ

if( aicp_can_see_ads() ) {

cây mini thích hợp để trên bàn làm việc

– Cây lưỡi hổ trong phòng tắm

Lưỡi hổ có khả năng sông strong điều kiện thiếu ánh sáng trong khoảng thời gian dài, kể cả khi độ ẩm và áp suất cao như phòng tắm.

Bên cạnh đó cây lưỡi hổ còn hút hơi nước, khí độc trong phòng tắm, lưỡi hổ được xem như sự lựa chọn lý tưởng cho nhà vệ sinh và nhà tắm

– Chưng trước nhà

Đây là vị trí đắc địa được nhiều người lựa chọn để chưng cây lưỡi hổ. Khi đặt cây trước nhà xẽ trừ tà, xua đuổi bùa chú, ma quỷ quấy phá. Đặc biệt khi chưng hai chậu cây ở hai bên cửa chings ra vào, cũng là cách để xua đuổi bùa chú và mang vận may đến cho gia đình

4.2. Hiện nay có bao nhiêu loại cây lưỡi hổ, cách phân biệt cây cảnh này

Cây lưỡi hổ

Đây là lựa chọn không gian xanh cho văn phòng, hay công ty

Theo thống kê cho thấy hiện nay có rất nhiều loại cây thuộc dòng cây lưỡi hổ, ước tính trên thế giới có khoảng 70 loài cây lưỡi hổ. Để phân biệt chúng, người ta hay dựa vào hình dáng, màu sắc và cách mọc của lá.

– Cây lưỡi hổ vằn

Cây lưỡi hổ vằn có tên gọi khác là cây lưỡi hổ cọp vàng hay cây lưỡi hổ Laurentii.

Đặc điểm nhận dạng của loại cây này là có sọc vằn xanh đạm và xanh lơ xen kẽ với nhau. Lá bản nhỏ, khá dài, vươn thẳng như thanh kiếm và có 2 viềng vàng 2 bên mép lá chạy song song từ gốc cho đến ngọ

– Cây lưỡi hổ vằn xanh

Cây lưỡi hổ vằn xanh được một số nơi gọi là cây lưỡi hổ cọp hay cây lưỡi hổ moonshine.

Cây lưỡi hổ vằn nhưng sọc xanh đậm và xanh lơ xen kẽ với nhau,  Không có viền ở hai bên mép lá. Lưỡi hổ vằn xanh thường được trồng trong nội thất nhiều hơn

Cây lưỡi hổ

if( aicp_can_see_ads() ) {

trên thế giới có khoảng 70 loại cây lưỡi hổ

– Cây lưỡi hổ vàng

Cây lưỡi hổ vàng còn được gọi là cây lưỡi hổ hoàng kim, cây lưỡi hổ thái vàng hay cây lưỡi hổ Gold Flame. Để phân biệt cây lưỡi hổ này với những cây lưỡi hổ khác ta dựa vào amfu sắc của lá cây

Lá cây lưỡi hổ này có màu vàng đôi khi màu vàng chiếm tới 2/3 bề mặt lá. Phần còn lại là màu xanh nhạt hoặc có khi lá của chúng chỉ vẻn vẹn màu vàng hoặc bề mặt trong của lá vàng, bề mặt ngoài có thêm màu xanh nhạt

Đặc biệt loài lưỡi hổ này có khả năng đổi màu khi trưởng thành, lá sẽ chuyển từ màu vàng đồng sáng sang màu xanh đen đậm, lá bản rộng to dài như hình mũi mác

– Cây lưỡi hổ thái vằn

Cây lưỡi hổ tái vằn thường được gọi bằng một số cái tên khác như: cây lưỡi hổ thái sọc, cây lưỡi hổ Futuna Superba.

Chúng có màu sắc tương tự như lưỡi hổ vằn nhưng to bản hơn, chiều dài của lá ngắn hơn nhiều, bản lá hơi cong.

Cây rất khó phát triển chiều cao, nhưng bù lại là đẻ cây con nhanh. Cây con mọc lên ngay sát góc cây mẹ, có thể tách ra trồng thành cây mới

Cây lưỡi hổ

Cây hút được 108 loại khí độc

– Cây lưỡi hổ thái xanh

Cây lưỡi hổ thái xanh hay còn gọi là cây lữi hổ Black gold superba. Chúng có hình dáng giống lưỡi hổ thái vàng vằn, tuy nhiên lại có nhiều lá có màu xanh đen đạm, có viềng vàng ở 2 mép và chạy song song từ gôc sleen đến ngọn hoặc không có viền

– Cây lưỡi hổ thái trắng

Cây lưỡi hổ thái trắng được nhiều người gọi với những cái tên khác như cây lưỡi hổ bạch kim

Để phân biệt loài lưỡi hổ này với các loài lưỡi hổ khác ta chú ý vào bản lá của cây to, hình dáng thì cũng gần giống như lưỡi thái nhưng có màu trắng bạc hoặc xanh bạc cực kì thu hút ánh nhìn. Loài lưỡi hổ này cũng được xem như là nữ hoàng của các loài lưỡi hổ.

– Cây lưỡi hổ búp sen

Cây lưỡi hổ búp sen còn được nhiều ngừi gị bằng cái tên: cây lưỡi mèo hay cây lưỡi hổ lùn.

Sở dĩ chúng có tên gọi như vậy là vì có hình dáng tương tự như một đóa sen đang nở. Lá lưỡi hổ này có bản lớn nhưng ngắn, dựa vào màu sắc  của  lá, lưỡi hổ búp sen có 3 loại cơ bản: lưỡi hổ bps sen xanh, lưỡi hổ búp sen vằn, lưỡi hổ búp sen viền vàng

4.3. Làm sao để mua được cây lưỡi hổ ưng ý

Cây lưỡi hổ

Nên chọ những cây có màu xanh lá đậm, vì đó là cây khỏe mạnh

Việc cây lưỡi hổ có phát huy được lợi ích trên hay không thì còn tùy thuộc vào sự khỏe mạnh của nó, cây quá yếu hẳn nhiên các chức nằng lọc không khí hay thải oxy cũng vì thế mà giảm sút, khí cây yếu cũng không mang lại lợi ích phong thủy như đã nói

Vì vậy khi mua cây lưỡi hổ, bạn phải biết cách nhìn và chọn những cây khỏe mạnh nhất. Cây tốt có màu xanh lá đậm, bề mặt cứng chắc, viền vàng rõ nét.

Lá cây nhợt quá thì coi chừng cây đang bị bệnh hoặc đang phải sinh trưởng rong điều kiện không ổn, nếu mua về trồng sẽ tốn rất nhiều công khôi phục

Khi mua cần cân nhắc số lượng, nếu mua đặt trong phòng ngủ thì có thể chọn chậu nhỏ, để trên bàn làm việc hoặc góc phòng, phòng nhỏ thì mua cây nhỏ hoặc cây bình thường nhưng 3 – 4 lá, phòng to thì mua cỡ vừa, nhìn sao cho cân đối với diện tích phòng.

4.4. Chăm sóc cây lưỡi hổ đúng cách?

Cay luoi ho 11

Lưỡi hổ là cây có sức sống mãnh liệt, tồn tại được trong những môi trường không thuận lợi, nên việc chăm sóc cây lưỡi hổ tương đói dễ dàng và không mất nhiều thời gian. Nhưng để cây luôn ở tình trạng tốt nhất, người trồng nên xác định sẽ cần đảm bảo các yếu tố căn bản để cây sinh trưởng và ra hoa đầy đủ

– Ánh sáng:

Lưỡi hổ khá nổi tiếng khi dống được với ánh sáng trực tiếp lẫn tới điều điều kiện ánh sáng yếu, vậy nên điều kiện sáng vừa đủ kèm một ít bóng râm thì trên cả tuyệt vời

– Nước

Cực kỳ vẩn thận khi tưới nước cho cây, cố gắng để đất không quá ướt, tưới nhiều nước có thể làm hư hại bộ rễ của cây

Cây có thể sống hàng tuần mà không cần nước nên chỉ cần tưới nước vừa đủ trên bề mặt nước thôi, thường 2 – 3 tuần hãy tưới một lần, chờ đất ráo nước nước rồi hãy tưới, không cần vội. Khi tưới cũng chỉ cần tưới phần đất xung quanh, không tưới nước thẳng vào lá hoặc toàn thân cây

Cây lưỡi hổ

Nếu cây được chăm sóc đúng cách thì mới cho hoa

– Nhiệt độ

Dù chịu nóng giỏi, nhưng cây sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 15 – 27 độ C, cần chú ý nếu cây bị vàng lá (do lạnh) thì chuyển sang khu vực ấm hơn. Nói cách khác, lá chính là phong vũ biểu cho thấy tình trạng nước qua snhieeuf cây sẽ bị rũ xuống, thiếu nước thì lá nhăn, trông héo úa

– Phân bón

Có thể sử dụng các loại phân thông thường để bón cho cây lưỡi hổ

– Bệnh thường gặp

Tưới quá nhiều nước hay để ngoài trời lạnh thường là nguyên nhân chính của các bệnh thường gặp ở cây lưỡi hổ, các loại côn trùng, sâu, nhện nhân sơ hội sẽ tấn công cây, hút nhựa làm xuất hiệm các đốm trên lá. Có thể rửa sạch bằng cồn, lau sạch các bề mặt và tăng độ ẩm xung quanh cây

4.5. Các bệnh thường gặp của cây lưỡi hổ, dự phòng và chữa bệnh

Cây lưỡi hổ

Không nên tưới quá nhiều nước cho cây

Do cây lưỡi hổ là một loại cây sợ nước nên nếu bạn lỡ tưới nước quá nhiều, cây có thể bị dư nước là biện hiện la những đốm nâu trên lá, bị thối gốc cây

Cây lưỡi hổ cũng phải được chăm sóc trong những nhiệt độ phù hợp, nếu nhiệt độ qua sthaaps thì cây sẽ không chịu được, có thể mắc bệnh và biểu hiện là lá bị thâm đen, mềm lá.

Tương tự trong điều kiện thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng chiếu trực tiếp vào cây cũng có thể gây bệnh cho cây. Biểu hiện khi cây bị thiếu ánh sáng là lá nhạt màu  và có sự pha trộn, còn khi cây bị ánh nắng chiếu vào sẽ thấy lá bị khô, có những mảng nâu rải rác trên thân lá

Bón phân và chăm sóc cât tốt nhưng nếu bạn không chú ý và lỡ bón nhiều phân sẽ khiến lá non mọc lên bị mềm, không được cứng cáp

Song suy cho cùng thì cây lưỡi hổ vẫn rất dễ chăm sóc, bạn chỉ cần chú ý đến cây có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện bình thường là được

4.6. Cây lưỡi hổ có độc không?

Cây lưỡi hổ

Cây có một lượng độc tính nhẹ

Cây lưỡi hổ được biết đến như một loại cây có rất nhiều tác dụng tốt để điều trị những bệnh khác nhau. Thậm chí có nhiều bài thuốc đông y cũng sử dụng cây lưỡi hổ để làm các vị thuốc. 

Tuy nhiên vẫn có nhiều người thắc mắc liệu cây lưỡi hổ có độc hay không? để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cần dựa trên rất nhiều phương diện

 – Đầu tiên nói về tác dụng cảu cây Lưỡi hổ, các nhà khoa học cũng đã chứng minh cay có tác động tích cực và có ích cho sức sức khỏe. Vì thế nó được sử dụng khá phổ biến và được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới

 – Theeo phương diện của y học, cây lưỡi hổ có thể chữa được một số bệnh đơn giản như viêm họng, mất tiếng, bỏng, dị ứng và dạ dày….

 – Tuy nhiên cây lưỡi hổ lại được nhận định là cây có tính độc nhẹ. Vì vậy nếu không sử dụng, chế biến chúng đúng cách thì sẽ gây ra những hiện tượng như sưng miệng, gây cảm giác buồn nôn và không có lợi cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt nếu nhai cây lưỡi hổ sống kể cả con người hay động vật sẽ gặp phải tình trạng tiêu chảy hay nôn mửa

 – Thêm vào đó, trong mỗi không gian nhất định, mức độ bài trí cây xanh khác nhau. Nếu đặt quá nhiều cây cảnh sẽ không tốt cho sức khỏe cũng như không gian sống. vì vậy, bạn nên lưu ý vào không gian cụ thể để lựa chọn số lượng, kích thước cây lưỡi hổ sao cho phù hợp

4.7. Có nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà không?

Cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ là một cây đáng trồng ở trong nhà, nhưng nên để xa tầm với của trẻ em

Tuy cây lưỡi hổ có độc nhưng ví những lợi ích tuyệt vời mà cây lưỡi hổ đem lại cho cuộc sống của chúng ta, thì đây là một loại cây rất đáng trồng. Như vậy cây lưỡi hổ chính là cây có độc và nó chỉ an toàn khi bạn sử dụng đúng cách và dùng đúng mục đích

Nếu nhà bạn có trẻ con hoặc nuôi thú cưng thì không nên trồng cây lưỡi hổ. Hoặc nếu trồng, hãy để cây tránh xa tầm với của trẻ em để tránh những trường hợp bé nhai và nuốt gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Nếu biết cách sử dụng thì chắc chắn cây lưỡi hổ sẽ không độc như bạn nghĩ mà ngược lại sẽ mang đến cho bạn những tác dụng bổ ích.

5. Cây lưỡi hổ thái

5.1. Đặc điểm thực vật cảu cây lưỡi hổ thái

 – Rễ: rễ cây lưỡi hổ thái thuộc dạng rễ chùm, rễ nông, ây trồng được cả trong nước và thủy sinh

 – Thân: Cây lưỡi hổ thái thuộc dạng thân bụi, cây mọc theo khóm, theo bụi. Mỗi bụi có tầm từ 6 lá trở lên

 – Lá: lá cây lưỡi hổ mọng, mép lá nguyên, phiến lá dài thuôn nhọn ở đầu lá. Lá cây khá dày và cứng, chiều dài lá từ 10 – 45cm. bề ngang phiến lá rộng từ 3- 7cm, không có gân lá.

Mặt lá nhẵn bóng, phí bên trong lá có màu xanh, bên ngoài viền màu vàng. Các lá của cây mọc sát gốc tạo thành các bẹ lá ôm sát cây và mọc thẳng

 – Đối với cây lưỡi hổ thái trồng làm cảnh cho lá ít khi ra hoa, hoa của cây có màu trắng, mọc từ nách, lá mọc thẳng đứng

Cây lưỡi hổ

cây lưỡi hổ thái phù hợp để trưng bàn làm việc, giá sách, phòng ngủ…

5.2. Đặc điểm sinh thái của cây lưỡi hổ thái

 – Cây lưỡi hổ thái thuộc dạng cây ưa sáng nhẹ, ưa bóng nhiều hơn, cây thích nghi và phát triển cả ở điều kiện ngoài trời, cũng như điều kiện trong nhà

 – Cây chịu hạn và chịu lạnh tốt

 – Là cây khỏe, dễ trồng, dễ chăm sóc, không yêu cầu cao về công nghệ chăm sóc cây 

 – Nhiệt độ thích hợp từ 16 – 31 độ C

 – Cây sinh trưởng và có tốc độ sinh trưởng nhanh

 – Cây lưỡi hổ thái được du nhập về Việt Nam, thích nghi với điều kiện của nước ta, không tốn nhiều công sức chăm sóc, và ít sâu bệnh vì vậy mà được nhiều người chọn trồng

5.3. Lợi ích khi trồng cây lưỡi hổ thái

Cây lưỡi hổ

Cảnh quan khuân viên ngôi nhà sẽ san trọng hơn nhiều khi có sự xuất hiện của cây lưỡi hổ

 – Cây tạo cảnh quan, mỹ quan đẹp cho khuân viên và không gian nhà bạn. cây có thể đặt chậu bé ở cửa sổ, bàn làm việc hay kệ sách (đối với cây nhỏ), đặt ở phòng klhachs, phòng họp hay tiền sảnh đối với những cây lớn

 – Cây lưỡi hổ là một trong những cây được Nasa khuyên dùng làm cây thanh lọc không khí trong nhà. cây lưỡi hổ thái là cây có khả năng thanh lọc không khí cực tốt, cây có thể hấp thụ các chất độc hại và khí bụi có lẫn trong không khí….

 – Không chỉ làm đẹp, thanh lọc mà cây lưỡi hổ thái còn mang lại ý nghĩa phong thủy cho từng ngườ, từng gia đình. Cây lưỡi hổ thái theo phong thủy được xem là cây mang lại nhiều may mắn. 

Cây lưỡi hổ thái xua đi những điềm xấu, hóa giải thành điều tốt và may mắn cho mọi người. Lá cây vuốt thảng lên trên khỏe mạnh, các bẹ lá cuốn chặt lấy nhau, có ý nghĩa tạo nên sự bền vững và đoàn kết, từ đó cây giúp cho công việc được thuận buồn xuôi gió, gia đình được êm ấm, luôn đem lại sự sung túc, giàu sang và sức khỏe dồi dào

Xem thêm:

Nụ hoa tam giá trị của thiên nhiên dành cho con người?

Hoa Anh Túc những ưu điểm thần kỳ.